Hơn 20 năm làm việc cho tây, kỹ sư này đúc rút ra vì sao chỉ thấy người Nhật, Đức làm sếp của người Việt mà hiếm thấy điều ngược lại

Hơn 20 năm làm việc cho tây, kỹ sư này đúc rút ra vì sao chỉ thấy người Nhật, Đức làm sếp của người Việt mà hiếm thấy điều ngược lại

Với sự tự tôn, người Đức, người Nhật rất khó chấp nhận “sếp” của họ là người nước ngoài, còn ở Việt Nam thì…

Ông Lê Văn Cường, kỹ sư và cố vấn cho tập đoàn tư vấn quốc tế Lahmeyer International (Đức), người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong tập đoàn trên thế giới với vị trí điều hành nhiều chuyên gia kỹ sư trong nước và nước ngoài sẽ lý giải cho chúng ta thắc mắc này.

Làm “sếp” của người Đức, người Nhật không thể nhờ may mắn

Mới trở về Việt Nam trong vị trí là tư vấn quản lý Tập đoàn Nippon Koei (Nhật Bản) – công ty dẫn đầu của đơn vị tư vấn chung Consortium NJPT, ông Cường là một trong hiếm người Việt làm “sếp” của các chuyên gia Đức và Nhật.

Chia sẻ với DNSG, ông Cường cho biết, để có vị trí như ngày hôm nay là một vinh dự và ông đã phải nỗ lực rất nhiều để có được chứ không phải nhờ may mắn.

“Người Đức, người Nhật với sự tự tôn của họ, không dễ chấp nhận sếp là người nước ngoài. Muốn làm được điều này, sếp cần phải có trình độ và kinh nghiệm cả về quản lý lẫn đa ngành tổng hợp thì họ mới tâm phục khẩu phục”, ông Cường chia sẻ.

Sau 22 năm làm cho Công ty Tư vấn quốc tế Lahmeyer International, ông Cường chuyển sang làm cho Công ty Xây dựng Philipp Holzman với cương vị giám đốc phần ngầm. Hai năm sau, ông trở về công ty tư vấn cũ với cương vị là giám đốc kỹ thuật.

Với vai trò là “sếp” của người Đức, Nhật, bản thân ông Cường đã phải làm việc rất nghiêm túc. Gần 50 năm sinh sống và làm việc ở Đức, ông đã học được cung cách sống, làm việc và đào tạo ở quốc gia này. Trong đó, cách làm việc kỷ luật, nghiêm túc, tự chịu trách nhiệm được đánh giá rất cao, nó cũng rất hợp với người Nhật.

Trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, khi còn là chàng kỹ sư xây dựng, ông phải rất nỗ lực để thăng tiến trong một doanh nghiệp lớn.

Trước tiên cần phải có khát khao và quyết tâm vươn lên học hỏi để đạt được các vị trí cao hơn, vị trí lãnh đạo từ những ngày đầu khi mới ra trường. Bản thân ông phải nỗ lực rất nhiều, phải làm việc cần cù, chăm chỉ gấp nhiều lần người bản xứ.

1 Hon 20 Nam Lam Viec Cho Tay Ky Su Nay Duc Rut Ra Vi Sao Chi Thay Nguoi Nhat Duc Lam Sep Cua Nguoi Viet Ma Hiem Thay Dieu Nguoc Lai

Không chỉ thông thạo tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ, ông Cường còn phải học thêm tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha để có thể giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài.

“Khi được nhận vào làm ở một công ty xây dựng hàng đầu tại Đức, tôi nhận thức rằng cần phải làm việc để khẳng định vị trí của mình và làm sao để vượt trội so với bạn đồng nghiệp Đức.

Bạn phải luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, không ngại khổ ngại khó, không nề hà việc lớn việc nhỏ” là phương châm làm việc khi đó của ông.

Kỹ sư, sinh viên Việt khác ở Đức như thế nào?

Khi tiếp xúc với sinh viên, kỹ sư ở Việt Nam, điều ông không đồng tình với tâm lý chung là chỉ cần một công việc ổn định và mức lương khá là đủ.

Theo ông, ở Đức không giống như cách học “thầy đọc trò chép” như ở Việt Nam. Giáo dục Đức khuyến khích học sinh phát biểu, phát huy ý kiến riêng, thậm chí phải có ý kiến mới có điểm.

“Sinh viên Việt Nam học giỏi nhưng thụ động, chỉ tiếp thu chứ ít khi đóng góp ý kiến, chính kiến. Các kỹ sư trẻ khi đi làm vẫn mắc lỗi như sinh viên thời trước vậy”, ông nhận xét.

Nói về người Việt Nam, ông Cường cho rằng, các kỹ sự giỏi và làm việc khá tốt. Tuy nhiên, yếu tố còn thiếu là năng động và tự tin.

Khi được tham gia vào các công trình lớn như metro, các kỹ sư Việt Nam nên cố gắng tìm tòi học hỏi qua các tài liệu, qua các chuyên gia ngoại, có thể học được rất nhiều nếu chịu khó tìm tài liệu đọc và đưa ra ý kiến của mình.

Làm cách nào để nhân viên “kết hôn” với công ty?

Việc giữ nhân tài cũng là một yếu tố rất quan trọng trong các công ty mà Đức đề cao. Tuy nhiên, với cách quản lý của các công ty xây dựng Việt Nam hiện nay khó có thể giữ được nhân tài.

Ở Đức, người làm giỏi thì được thưởng nhiều tiền. Đó là yếu tố quan trọng để nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, người ta hay gọi là “kết hôn” với công ty.

Những người hay nhảy việc thường không được ưu tiên khi tuyển dụng. Số nhân viên bám trụ được ba, bốn chục năm hay hơn nữa tại một doanh nghiệp ở Đức là rất phổ biến.

Nguồn: Tri thức trẻ


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan