Tip để đi siêu thị ở Đức “xịn” như người bản xứ

Tip để đi siêu thị ở Đức “xịn” như người bản xứ

Đi siêu thị ở Đức có giống với ở Việt Nam? Bạn thắc mắc chi phí khi đi siêu thị ở Đức như thế nào? Có đắt hơn nhiều so với quê hương mình hay không?

Hãy cùng khám phá sự thật khi đi siêu thị ở Đức cùng một vài kinh nghiệm để bạn có thể tiết kiệm khoản chi phí này nhé!

1 Tip De Di Sieu Thi O Duc Xin Nhu Nguoi Ban Xu

Nói về du học Đức, ai cũng biết đến chính sách miễn hoàn toàn học phí của quốc gia này. Tuy vậy, với chi phí đắt đỏ ở trời Tây, việc tiết kiệm chi phí luôn là vấn đề mà các bạn du học sinh vô cùng quan tâm.

Vậy đi siêu thị nào thì rẻ, giá cả phải chăng? Theo dõi ngay tại đây để trở thành “người bản xứ” xịn nhé.

1. Đi siêu thị ở Đức có những loại nào?

Edeka: Edeka là chuỗi siêu thị lớn nhất của Đức và có khoảng 4000 cửa hàng trên toàn quốc. Nó tương tự như Winmart và Winmart + ở Việt Nam trong việc cung cấp một loạt các sản phẩm hàng ngày.

2 Tip De Di Sieu Thi O Duc Xin Nhu Nguoi Ban Xu

Như trái cây tươi, rau củ, bánh mì, sữa và một số đồ đóng hộp khác. Các chi nhánh lớn hơn còn cung cấp cả các vật dụng thiết yếu trong gia đình. Như xà phòng, khăn tắm, đồ dùng cá nhân và thậm chí có cả đồ văn phòng phẩm, đồ dùng nhà bếp.

Rewe: cũng là một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất của Đức với khoảng 3300 cửa hàng trong cả nước. Nó cung cấp một loạt các sản phẩm chất lượng tốt. Bao gồm hầu hết các sản phẩm có thương hiệu tại Đức. Rewe bày bán các sản phẩm đa dạng, đặc biệt là nhóm thực phẩm. Bao gồm đồ tươi sống, đồ khô và đồ đóng hộp, ăn liền. Ngoài ra còn có:

Các siêu thị giảm giá: như Netto, Lidl, Aldi, Kaufland và Penny có nguồn cung cấp sản phẩm tốt hơn với mức giá rẻ hơn. Các sản phẩm của các siêu thị này thường có thời hạn sử dụng lâu hơn thay vì các mặt hàng hữu cơ. Nhiều chi nhánh lớn còn bán các mặt hàng đồ gia dụng như lò vi sóng, lò nướng…

Chuỗi siêu thị chuyên đồ hữu cơ: Người Đức cũng khá ưa chuộng siêu thị hữu cơ, bao gồm Denn’s Biomarkt và Alnatura. Ở đây bạn có thể mua thực phẩm như rau bina hữu cơ và quả việt quất, sữa chua hay các loại nước ép nguyên chất.

3 Tip De Di Sieu Thi O Duc Xin Nhu Nguoi Ban Xu

2. Chi phí tham khảo khi đi siêu thị ở Đức

Sau khi phân biệt được các loại siêu thị ở Đức, bạn cũng cần xem xét đến khả năng chi tiêu hàng tuần của mình để chọn siêu thị mua sắm cho phù hợp:

  • Aldi, Lidl, Netto, Penny: là các siêu thị giá rẻ nhưng hàng hóa không đa dạng. Thường chỉ bán những mặt hàng thông dụng nhiều người mua. Những mặt hàng đặc biệt bán theo đợt Angebot. Chi phí mua đồ ăn uống của các bạn sinh viên thường vào khoảng 15-20 euro/tuần.
  • Kaufland, Real: ở đây các mặt hàng đa dạng đầy đủ tất cả các mặt hàng. Từ đồ ăn uống để nấu các món Âu – Á, đến các loại quần áo, đồ dùng học tập, tivi…Nhưng giá ở đây cao hơn 1 chút, chi phí các bạn có thể chi tiêu vào khoảng 25-30 euro/tuần.
  • Rewe, Edeka: mặt hàng chính ở đây là thực phẩm, nhưng điểm khác của 2 siêu thị này với các siêu thị trước là đồ rất tươi. Chi phí cho 1 tuần mua đồ ăn ở đây 30-50 Euro.

Các bạn cũng cần chú ý:

Từ Kaufland trở lên, đi siêu thị ở Đức các bạn nên để ý, cùng một loại mặt hàng nhưng do các hãng khác nhau sản xuất giá có thể sẽ chênh nhau từ 2 tới 3 lần. Tại Đức, họ nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng khá kĩ nên các mặt hàng giá cao họ sẽ xếp ở giá giữa để:

Vừa tầm nhìn Trên cao một chút Hoặc lui xuống dưới thấp giá sẽ giảm dần.

Một số sản phẩm chênh nhau về chất lượng, nhưng cũng có những sản phẩm chất lượng chẳng có gì khác nhau. Đơn giản chỉ vì các hãng nổi tiếng họ tốn nhiều chi phí cho việc quảng cáo để nâng tầm thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Chi phí cho việc quảng cáo này khiến đội giá sản phẩm cao hơn các sản phẩm cùng chủng loại khác.

4 Tip De Di Sieu Thi O Duc Xin Nhu Nguoi Ban Xu

3. Cách chọn các loại thức ăn khi đi siêu thị ở Đức

  • Thịt: thịt bên này được bán dưới 2 dạng. Một là thịt cắt thành miếng sẵn, đóng hộp để ở tủ lạnh (ở tất cả các siêu thị đều có). Hai là thịt bán ở quầy, cần mua bao nhiêu thì bảo họ cắt bấy nhiêu (từ Kaufland trở đi). Thông thường bao giờ thịt bán ở quầy giá cũng đắt hơn thịt cắt sẵn đóng hộp nhưng chất lượng ngon hơn.
  • Thịt bò: có thể mua thịt đóng hộp hay ở quầy chất lượng đều ổn.
  • Thịt lợn: nên mua thịt ở quầy, còn thịt đóng hộp ăn hôi, nếu có mua loại này thì nên ướp gia vị thật nhiều để át mùi.
  • Các bộ phận khác của con lợn (ba chỉ, xương, sườn, mỡ, gan…): có thể mua loại đóng hộp ở Kaufland, hoặc ở quầy thịt các siêu thị khác
  • : gà bên này nuôi công nghiệp nên ăn rất bã và ko thơm. Nên mua loại thịt Puten (thịt từ gà tây) ăn thơm ngon, dai như gà Việt
  • : Bạn có thể mua hải sản tại bất cứ đâu khi đi siêu thị tại Đức. Có loại lọc filter và có loại bán cả con. Cá ở Aldi, Lidl…chất lượng bình thường. Đồ ở Kaufland trở đi chất lượng ngon. Nhưng cá bán trong siêu thị chủ yếu là cá đông lạnh. Thường họ bán cá hồi, mực, sò điệp, vẹm, tôm….loại tôm to ngon thì khoảng hơn 10 euro/ hộp. Ở Kaufland có cả quầy đồ biển tươi sống.
  • Sữa: Sữa tươi: chia ra làm 2 loại 1.8% Fett dành cho người muốn giảm cân.

Và 3,5% hoặc 3,8% Fett dành cho những người muốn tăng cân. Ngoài ra còn có loại sữa Lactose free dành riêng cho những người bị dị ứng với thành phần Lactose trong sữa. Các loại sữa khác như sữa đậu nành, sữa làm từ hạnh nhân, lúa mạch, vanilla, sữa chua, váng sữa cũng có đầy đủ hết.

Nghe có vẻ bất ngờ nhưng vẫn có rất nhiều cửa hàng tại Đức bán thực phẩm và thức ăn châu Á.

5 Tip De Di Sieu Thi O Duc Xin Nhu Nguoi Ban Xu

Đặc biệt, tại phía Đông Bắc thủ đô nước Đức, Chợ Đồng Xuân Berlin được xây dựng lên như là địa chỉ thân thuộc, và một nét văn hóa riêng của của cộng đồng người Việt Nam ở CHLB Đức, là điểm du lịch hấp dẫn đối với người dân bản địa và du khách quốc tế.

Văn hóa xếp hàng khi đi siêu thị ở Đức

Đây là một nét văn hóa đặc trưng của phương Tây mà người phương Đông chúng ta đã học hỏi và phát huy thành một thói quen của cuộc sống. Các quốc gia châu Á đã nhìn nhận được nét đẹp của văn hóa này và thực hành vào cuộc sống.

Món hời khi đi siêu thị ở Đức

Ở Việt Nam, chai nhựa thường bị vứt lung tung và không được tái chế bởi những cửa hàng tiện lợi thì tại Đức, bạn phải trả 0,25 Euro cho vỏ chai đựng mà bạn đã mua. Nhưng đối với những thức uống có nhãn hiệu hoặc logo, người mua có thể trả lại chai lọ nhựa cho bất kỳ cửa hàng tiện lợi nào gần đó, bạn sẽ được thu ngân hoàn lại khoản tiền mà đã chi trả cho vỏ chai nhựa trước đó. Đây hẳn là lý do khiến nước Đức trở thành quốc gia sống sạch hàng đầu thế giới.

Phải trả tiền cho túi đựng

6 Tip De Di Sieu Thi O Duc Xin Nhu Nguoi Ban XuTại Việt Nam, bạn có thể lấy túi đựng tại siêu thị mà không mất thêm bất cứ khoản phí nào, điều này khiến cho lượng rác thải túi nilon tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, nước Đức đã có biện pháp kinh tế khi người mua phải trả tiền để mua túi đựng khi đi siêu thị. Nước Đức đã ký một hiệp định để giảm lượng tiêu thụ túi nilon và vào năm 2016 Đức đánh thuế cao hơn vào việc sử dụng túi ni lông, vậy nên sẽ không còn thấy các cửa hàng Đức “cho không” người mua túi nilon.

Lấy xe đẩy phải có tiền xu

Tiền xu tại Việt Nam đã không còn được sử dụng trong nhiều năm vì chi phí sản xuất còn cao hơn giá trị của đồng tiền. Còn tại Đức, đồng xu vẫn được sử dụng hàng ngày cho mục đích mua bán. Khi đi siêu thị ở Đức, bạn phải nhét đồng xe vào ô trên xe đẩy để có thể sử dụng chúng và sẽ nhận được tiền hoàn lại sau khi đặt xe lại đúng vị trí. Có thể hiểu đơn giản đây như một khoản tiền cược sử dụng chiếc xe đẩy khi đi siêu thị tại Đức vậy.

Siêu thị ở Đức ít khi mở cửa vào cuối tuần và ngày lễ

Tại Đức, mọi công việc đều có ngày nghỉ. Vậy nên, không khó hiểu khi cuối tuần siêu thị lại đóng cửa. Họ cho phép nhân viên nghỉ cuối tuần để đảm bảo năng lượng làm việc cho tuần tiếp theo. Do đó, hãy nhớ chuẩn bị và tích trữ đồ ăn từ trong tuần để không phải ngơ ngác vì cuối tuần siêu thị đóng cửa.

Với những điều thú vị khi đi siêu thị ở Đức trên, hi vọng các bạn du học sinh sẽ phần nào trở thành những người tiêu dùng thông thái, tiết kiệm được chi phí sinh hoạt cho bản thân. Và tích lũy kinh nghiệm trở thành “người bản địa” tại Đức nhé!


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan