Vì sao nước Đức có quy định cha mẹ có quyền kiện lên tòa án nếu trẻ không làm việc nhà?

Vì sao nước Đức có quy định cha mẹ có quyền kiện lên tòa án nếu trẻ không làm việc nhà?

Căn nguyên đầu tiên luật này chính là muốn trẻ nhỏ thông qua làm việc nhà nhanh chóng học được cách sống tự lập, tự cường.

Những người đã học tại Harvard đều cảm nhận sâu sắc một điều, Harvard luôn coi tư tưởng độc lập là nguyên tắc giáo dục đầu tiên. Hơn một trăm năm trước, một sinh viên tốt nghiệp từ Harvard, nhà triết học và nhà tâm lí học nổi tiếng William James từng nói: “Nói tới việc bồi dưỡng mầm mống tư tưởng độc lập và tự chủ, ngoài đại học Harvard, không còn nơi nào khác. Môi trường ở Harvard không những cho phép mà còn khuyến khích mọi người tìm kiếm niềm vui trong sự độc hành của mình. Ngược lại, nếu có ngày Harvard muốn xây dựng tính cách cố định cho những đứa trẻ của mình, thì đó chính là ngày tận thế của Harvard”.

Cho đến nay, Harvard vẫn giữ nguyên nguyên tắc này, đây cũng là một yếu tố quan trọng khiến Harvard trở thành Harvard danh tiếng thế giới.

Bây giờ, các bạn hãy hỏi bản thân: Mình đã gặp chuyện gì mà bản thân không có chủ kiến chưa? Có phải bạn thường chấp nhận đi theo sau người khác không? Có phải khi gặp một vấn đề nan giải thì bạn luôn hỏi ý kiến của rất nhiều người rồi mới dám đưa ra quyết định? Có phải bạn thường xuyên gọi điện thoại cho người khác kể lể những phiền não của mình? Có phải bạn hay trong tình trạng ấm ức rất lâu dù gặp phải những thất bại nhỏ?

Có phải bạn không đủ tự tin? Có phải khả năng tự giải quyết của bạn quá kém? Có phải bạn không nhận được sự chào đón của các bạn học? Có phải bạn luôn làm ảnh hưởng đến người khác khi làm việc theo nhóm? Khi đối mặt với những cạnh tranh kịch liệt thì hay thụt lùi lại… nếu bạn có những biểu hiện này, thì đã đến lúc kiểm điểm lại khả năng độc lập của bản thân mình rồi.

1 Vi Sao Nuoc Duc Co Quy Dinh Cha Me Co Quyen Kien Len Toa An Neu Tre Khong Lam Viec Nha

Luật pháp nước Đức quy định: Trẻ em dưới 6 tuổi có thể chỉ chơi đùa, không cần làm việc nhà; 6-10 tuổi, thỉnh thoảng phải giúp bố mẹ rửa bát, quét nhà, mua đồ; 10-14 tuổi, phải rửa bát, quét nhà, cắt cỏ và lau giày cho cả gia đình; 14-16 tuổi, phải rửa xe, dọn dẹp vườn hoa; 16-18 tuổi, nếu có cha mẹ đều là người đi làm, mỗi tuần phải dọn dẹp cả nhà một lần. Nếu trẻ không chịu làm việc nhà, cha mẹ có quyền kiện lên tòa án.

Bạn có cảm thấy họ chuyện bé xé ra to không? Người Đức không cho là vậy, bất kể phụ huynh hay con cái, họ đều phân biệt rất rõ ràng, căn nguyên đầu tiên luật này chính là muốn trẻ nhỏ thông qua làm việc nhà nhanh chóng học được cách sống tự lập, tự cường. Họ không phải lo lắng về con cái mình mà sinh ra tâm trạng tiêu cực, về cơ bản chỉ cần bạn quan tâm đầy đủ tới con cái là đã đem lại cảm giác an toàn cho chúng. Đồng thời, bạn hãy tạo cho con nhiều cơ hội làm việc độc lập, có như thế mới khiến chúng nhanh chóng trưởng thành tốt trong môi trường tự do như vậy.

Tại các nước phương Tây, khi các con còn nhỏ, phụ huynh thường yêu cầu chúng một số việc vặt như rửa bát, lau nhà, cắt cỏ. Không phải họ không yêu con, mà vì họ không muốn chúng có tâm lý ỉ lại. Tính ỷ lại chia làm nhiều loại, có kiểu ỷ lại về mặt tinh thần, có kiểu ỷ lại về mặt vật chất. Một khi đã thành thói quen nó sẽ khống chế bạn, khiến bạn sống bị động và gặp nhiều trở ngại lớn cho cuộc sống sau này. Vì thế, cho dù rất yêu thương con cái mình, nhưng vì sự phát triển của chúng họ cũng không hề muốn chúng có tâm lý ỷ lại.

Con cái ỷ lại, cha mẹ là người chịu trách nhiệm

Nhìn từ góc độ tâm lí học, tâm lí ỷ lại của trẻ đều cần cha mẹ chịu trách nhiệm. Khi bạn còn là trẻ con, nếu rời xa sự chăm sóc của cha mẹ thì không thể nào tồn tại được. Khi ấy trong lòng bạn, cha mẹ là vạn năng, họ bảo vệ bạn, dưỡng dục bạn, đáp ứng mọi yêu cầu của bạn, bạn phải dựa dẫm vào cha mẹ. Tuy nhiên khi lớn lên theo năm tháng, nếu cha mẹ vẫn đối xử với bạn như vậy thì lâu dần trong bạn sẽ hình thành tâm lí ỷ lại vào cha mẹ, mất đi cơ hội trưởng thành và tự lập, cuối cùng bất cứ việc gì cũng cần người khác quyết định thay, dẫn đến cả đời đều không thể tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình, đây quả là một hậu quả đáng sợ.

Vòng tay gia đình cho dù ấm áp đến đâu đều không thể nào bảo vệ bạn mãi được, sớm muộn sẽ có một ngày, bạn buộc phải tự lập đi trên con đường của mình, mà ngày này đến càng sớm càng tốt. Bất kể là trách nhiệm của ai, nếu bạn sắp trưởng thành hoặc đã trưởng thành mà vẫn có tâm lí dựa dẫm thì phải tự mình khắc phục ngay từ bây giờ.

Đầu tiên, bạn phải kiểm điểm hành vi của mình, sau đó viết ra danh sách, phân chia rõ những việc mình hay dựa dẫm vào người khác và những việc mình có thói quen tự quyết định, mỗi lần nghĩ ra thêm điều gì thì bạn liền bổ sung. Sau hai tuần hãy kiểm tra ghi chép của mình. Dựa vào ý thức chủ quan yếu mạnh của mình mà chia các sự việc thành ba cấp. Việc có ý thức tự chủ mạnh thì nên tiếp tục kiên trì; việc có ý thức tự chủ trung bình thì nên tìm ra phương pháp cải thiện và tiếp tục thực hiện; việc có ý thức tự chủ kém thì đầu tiên hãy tham khảo ý kiến của người khác và kết hợp cùng suy nghĩ sáng tạo của mình, sau đó từng bước tăng thêm ý thức tự chủ.

Bạn có thể thông qua thử thách bản thân để tăng cường ý thức tự chủ của cá nhân, để bản thân sớm từ biệt thói quen ỷ lại. Ví dụ, mỗi tuần bạn có thể làm một việc nào đó hơi mạo hiểm một chút, có thể một mình đi du lịch đâu đó không xa, có thể tới khu vui chơi cảm giác mạnh một mình. Bất kể bạn định làm gì, luôn phải nhớ kỹ một nguyên tắc sau đây: Nhất định phải tự mình hành động, không có người khác ở bên, từ đó mới có thể dứt bỏ được thói quen dựa dẫm.

Muốn tự giác độc lập, không chủ động dựa dẫm người khác, chúng ta cũng phải tránh tình huống “bị động dựa dẫm”, ví dụ bên cạnh bạn có người tính hay lo bao đồng là người khi thấy người khác gặp khó khăn sẽ lập tức giang tay giúp đỡ mà không nề hà tình toán gì. Nhìn từ khía cạnh biểu hiện mà nói, có người này bên cạnh mình thì bạn sẽ thấy rất hạnh phúc, việc gì người đó cũng dự liệu giúp bạn, nhưng thực tế sẽ giống như nhà tâm lý học người Mỹ Scott Peck viết trong cuốn Con đường chẳng mấy ai đi rằng: “Chúng ta không thể tước đoạt quyền nhận lợi ích từ trong đau khổ của người khác”. Giả sử có người luôn giúp bạn gánh khổ gánh khó, giúp bạn hóa giải mọi vấn đề, vậy họ cũng đã đoạt mất khả năng trưởng thành của bạn.

Nguồn: CafeBiz


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan