Du lịch châu Âu nổi tiếng là đắt đỏ nhất trong các thể loại điểm đến du lịch. Đã có những người tốn hàng trăm triệu mà chỉ đi được vài ba nước hay phải là một số tiền gần bằng xấp xỉ mới có thể hiện thực hóa ước mơ chạm chân đến trời Âu.
Tuy nhiên nói thế cũng không thể đồng nghĩa với việc sẽ có người tìm được cách đi rẻ hơn, nhờ kinh nghiệm hoặc biết được những tips du lịch khác biệt để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng với kinh nghiệm du lịch 7 nước châu Âu trong vòng 22 ngày mà chỉ tốn có vỏn vẹn 40 triệu của một cô gái tên Quỳnh Nhi chia sẻ trên Facebook của mình thời gian gần đây hẳn phải là một trong những kinh nghiệm “đáng ngờ” và được mang ra tranh cãi nhiều nhất trong ngày hôm nay. “40 triệu mà đi được 7 nước cả Pháp, Séc, Đức, Hà Lan… Hy Lạp gì đó á? Đã vậy còn bao gồm luôn cả làm visa, vé máy bay, di chuyển đi lại, ăn uống, khách sạn thì… em có xin lạy” – bình luận của một bạn tên Phuongch khi nói về bài viết trên và còn có rất nhiều những bình luận tương tự khác, trong đó hầu hết đều không tin nổi mức chi phí 40 triệu đó.
Hình ảnh của Quỳnh Nhi được chụp lại từ chuyến đi vừa rồi của mình.
Cụ thể kinh nghiệm du lịch mà cô bạn Quỳnh Nhi này ghi trên Facebook của mình như sau:
“Đợt này mình đi 22 ngày (gồm 7 nước: Pháp, Cộng Hòa Séc, Đức, Iceland, Hà Lan, Hy Lạp, Ý) với hình thức tự túc.
Chi phí làm Visa: 1.500.000 đồng tại Đại sứ quán Pháp ở Việt Nam. Vé máy bay quốc tế: 12.265.000 đồng/vé khứ hồi Việt Nam – Paris.
Ở Hostel: Giá khoảng 12 Euro (gần 300.000 đồng)/đêm. Ở đây mình ở 20 ngày tính ra là khoảng 6.024.000 đồng.
Ăn uống: Do ở hostel có kem ăn sáng nên chỉ ăn trưa và ăn tối10 €/ ngày x 20 ngày = 200 € (5.020.000 đồng)
Di chuyển: Bus từ Sân bay Paris – trung tâm Paris: 6 €. Còn lại đa số đi bộ.
Bus từ trung tâm Paris ra sân bay Paris: 6 € – Vé máy vay từ paris đi Prague: 55 €/chiều/người. Bus ở Prague chỉ 4 €/ngày3/Vé tàu từ Prague đi Berlin: 25 € khứ hồi. Đi Berlin cần đi tàu điện và bus mua vé nhóm 24 € ( tính ra 1 người chưa tới 5 €). Prague đi Iceland: vé máy bay 127 €/chiều/người ( bay tầm hơn 4 tiếng).
Bus từ sân bay về trung tâm Iceland: 10 €. Bus từ trung tâm về sân bay: 10 €/ Iceland – Amsterdam – Santorini: Quá cảnh Amsterdam 17 tiếng (không tốn khách sạn ở Amsterdam).
Từ Iceland bay qua Santorini đi máy bay: Giá vé 216 € (nếu không đi Iceland và Santorini thì chỉ việc đi tàu) – Amsterdam: Vé tàu 24h chỉ 7 € đi bao nhiêu lần cũng được – Santorini: Thuê xe hơi để đi. Nhóm 4 người (38 €/ người/ ngày) thuê 4 ngày là 158 € -> 1 người chỉ tốn 38 € để đi lại trong 4 ngày toàn đảo.
Santorini – Rome: Vé máy bay siêu rẻ 25 € (đi máy bay vì phải quá cảnh ở Athens, nếu đi tàu sẽ mất rất nhiều thời gian và giá rẻ hơn 1 chút thôi). Rome: Ở hostel trung tâm nên đi chơi chỉ cần đi bộ 10-15 phút. Rome – Venice: Đi tàu 20 € – Venice: Vé bus 8 € cho 24h – Tổng cộng phí di chuyển: 558 € ( 14 triệu đồng).
Phí tham quan: Hầu hết đều miễn phí (Chỉ có bảo tàng Lourve Paris) 15€ + tắm khoáng nóng Blue Lagoon (Iceland) 40€ + đi coi cá voi (60€/ người) = 115€ (2.886.000).
Tổng tất cả chi phí là: 41.695.000/người.”
Đây là toàn bộ phần chia sẻ về chi phí hơn 40 triệu của cô gái này trong chuyến đi vừa rồi. Tuy nhiên đã có rất nhiều người cho rằng, với số tiền trên thật sự là không thể tin được và gần không thể nào có được một chuyến đi thoải mái và được tận hưởng nhiều như thế như trong những bức ảnh mà cô bạn này chia sẻ.
“Mình đã từng đi châu Âu hồi 2 năm trước với khoảng tầm 5 quốc gia trong hơn 20 ngày. Tuy nhiên số tiền mình tốn ở thời điểm đó lên đến hơn 80 triệu nên mới có thể được ghé nhiều điểm đến, ăn uống và thưởng thức cảnh đẹp trong suốt chuyến đi. Vì thế khi thấy status chia sẻ này, phải nói là mình cực kỳ bất ngờ, tại sao cô ấy lại có thể làm được điều ấy?” – bạn Minh Phương cho biết.
Nhưng cũng có những nhận xét khác cho biết, 40 triệu để đi đến 7 nơi này cũng như các mức giá mà Quỳnh Nhi liệt kê trong bài viết của mình không phải là không đúng. Chẳng qua nếu làm đúng theo hết các chia sẻ trên thì chắc chắn chuyến đi ấy sẽ không khác gì khổ sai, và vô cùng nguy hiểm khi không có tiền để xoay sở trong trường hợp bất trắc xảy ra. “Vậy thì chuyến đi như thế có còn ý nghĩa nữa hay không khi sức còn không đủ huống chi là thưởng ngoạn, ngắm cảnh”.
Khác với những gì chia sẻ từ chuyến đi, cô bạn có nhiều trải nghiệm sang trọng hơn rất nhiều so với chi phí được ghi trong bài viết.
Khác với những gì chia sẻ từ chuyến đi, cô bạn có nhiều trải nghiệm sang trọng hơn rất nhiều so với chi phí được ghi trong bài viết.
Sau khi có rất nhiều bình luận trái chiều xảy ra, Quỳnh Nhi – chủ nhân của chuyến đi đã đính chính lại rằng: “Chuyến đi thực của mình không phải tốn 40 triệu mà là một con số khác không tiện để nêu ra vì vấn đề nhạy cảm. Trong đó, Nhi không hề ở hostel với mức giá được chia sẻ trong bài mà là ở khách sạn 4 sao. Những cái mà Nhi chia sẻ mục đích là để các bạn biết được cách tiết kiệm nhất có thể”. Riêng vé máy bay thì đúng là có mức giá như Chi đã đưa ra, và được Nhi đặt trước ít nhất là 2 tháng tính đến ngày khởi hành. Và những kinh nghiệm mà Quỳnh Nhi chia sẻ ở trong bài viết này cũng không phải là cách mà cô thực hiện trong chuyến đi của mình vừa rồi.
Chính vì điều này đã khiến mọi người cho rằng cô bạn này đang dùng cách để câu view và tạo sự chú ý. “Bởi ngay chính cô ấy mà còn không thể thực hiện một chuyến đi như những gì mình chia sẻ cho người ta thì viết để làm gì? Lỡ gặp ai chưa từng có kinh nghiệm mà áp dụng theo thì như thế nào?” – một bình luận chia sẻ. “Và nếu mình không thực hiện theo thì cũng đừng có viết theo cái kiểu như thật, giống kiểu tôi đã làm được với từng ấy số tiền”.
Cô bạn đã có một lượt like và share cực khủng từ status kinh nghiệm du lịch này của mình.
Hiện status chia sẻ kinh nghiệm du lịch châu Âu này của Quỳnh Nhi đã thu hút được hơn 34 nghìn lượt like và hơn 28 nghìn lượt share, một con số “khủng” với bất cứ một album ảnh chia sẻ về du lịch trên Facebook.
Thật ra câu chuyện này cũng tương tự với rất nhiều trường hợp khác thời gian gần đây. Nhất là từ khi chủ đề du lịch đang trở thành xu hướng, được nhiều người quan tâm nên bắt đầu thường xuyên xuất hiện những bài viết chia sẻ kinh nghiệm với mức chi phí cực thấp để thu hút sự chú ý. Đôi khi có những thông tin hoàn toàn là thật, nhưng với kiểu “đi một đường mà chia sẻ kinh nghiệm một nẻo” hoàn toàn có thể để xảy ra những sự nhầm lẫn tai hại nếu có người áp dụng theo.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC