Dòng sông nước 3 màu của Đức

Nước Đức có rất nhiều dòng sông uốn quanh những thành phố, những vườn nho xinh đẹp. Không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những dòng sông này, du khách du lịch Đức còn bị bất ngờ bởi sự lạ lùng của một số con sông, tuy chảy cùng một dòng nhưng nước lại có nhiều màu khác nhau.

Những con sông của nước Đức luôn mang đến những cảm xúc dạt dào cho con người bởi nét thơ mộng, lãng mạn của nó.

Không chỉ dòng nước mềm mại, như một mặt gương khổng lồ, những dòng sông này còn là những địa điểm du lịch lý tưởng với quang cảnh hai bên bờ sông thật đẹp. Những lâu đài cổ, những thị trấn cổ nhỏ nhắn nằm bên bờ sông, những vườn nho xanh tốt, đậm chất thôn quê bình dị.

Tuy nhiên không phải con sông nào cũng “yên phận” khoe nét đẹp thơ mộng, trữ tình.

Có những dòng sông đầy mâu thuẫn, được hình thành từ sự kết hợp của những con sông khác, nhưng nước lại không chịu dung hòa, mỗi bên một màu, dòng chảy của sông nào thì màu sông đó, tạo nên những cảnh tượng ấn tượng cho du khách phương xa với dòng sông nhiều màu nước.

Dòng sông 3 màu

Du khách tour du lịch Đức khi đến với vùng “Tam Hà Phố” chắc chắn sẽ vô cùng bất ngờ với hình ảnh của dòng sông với 3 màu nước này. Passau là một thành phố nằm ở vùng Lower Bavaria, Đức, nơi đây được gọi là “thành phố của 3 dòng sông” bởi là nơi hợp lưu giữa sông Danube với sông Inn ở phía Nam và sông Ilz ở phía Bắc.

Điều đặc biệt ở đây là 3 dòng nước của 3 con sông khi chảy về 1 điểm giao nhau này lại không hề hòa quyện vào nhau, mỗi dòng nước lại mang một màu sắc riêng, chảy trong khoảng không gian của riêng mình tạo thành một dòng sông 3 màu nước.

Dòng sông nước 3 màu của Đức - 0

3 màu rõ rệt ở nơi hợp lưu của sông Danube, sông Inn, sông Ilz

Sông Danube là con sông dài thứ hai của châu Âu, sau sông Volga. Con sông này bắt nguồn từ vùng Rừng Đen của Đức chảy qua trung và đông Âu rồi đổ ra biển Đen. Với độ dài 2850 km, sông Danube chảy qua khá nhiều thành phố của 10 quốc gia, là con sông nổi tiếng bởi khung cảnh tạo tác của tạo hóa đồng thời là nguồn cảm hứng của biết bao nghệ sĩ trên thế giới. Trong tiếng Đức, Danube có tên là Donau.

Tại nước Đức, sông Danube lại hợp được giao nhau với 2 con sông khác tại Passau là Ilz và Inn. Ilz thực chất là một dòng suối bắt nguồn từ ngọn núi gần đó với nước có màu xanh đậm, còn sông Inn là một con sông lớn và chảy qua nhiều vùng với màu nước khá đục. Có lẽ do vận tốc nước, lưu lượng và nhiệt độ ảnh hưởng mà khi ba con sông này hợp nhau, trên cùng một đoạn sông, người ta có thể thấy 3 màu nước hoàn toàn khác nhau.

Dòng sông 2 màu

Dòng sông nước 3 màu của Đức - 1

Nơi hợp lưu giữa sông Rhine và sông Mosel

Sông Mosel và sông Rhine, Koblenz, Đức cũng có điểm giao nhau và chính nơi này, chúng cũng tạo nên một cảnh tượng kì lạ với hai màu nước hoàn toàn khác biệt, giống như “hồn ai nấy giữ, đường ai nấy đi”. Con sông Rhine nổi tiếng với khách du lịch tour Đức đã được nhận thêm nhiều nước từ sự hợp lưu với sông Mosel, tuy nhiên màu sắc của nước lại không hề hòa vào nhau.

Dòng sông Rhine bắt nguồn từ chân núi phía Bắc của dãy Alps Thụy Sĩ, chảy về phía Tây Bắc, đi qua Áo, Liechtenstein, Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg, đổ vào biển Bắc tại Hà Lan. Đây là một trong những dòng sông dài nhất của châu Âu và là huyết mạch giao thông quan trọng của nước Đức. Dòng sông Rhine có bề dày lịch sử hơn 2000 năm, đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực thương mại, văn hóa, tôn giáo và nghệ thuật của vùng Bắc Âu. Hai bên dòng sông Rhine là những vẻ đẹp duyên dáng của thời kỳ Trung cổ ở nước Đức với những lâu đài tráng lệ như bước ra từ cổ tích.

koblenz 818636 640

Nơi hai con sông hợp nhau là thành phố Koblenz

Mosel là con sông có màu nước xanh sẫm khi hợp nhất với sông Rhine với màu nước đục hơn hoàn toàn khác biệt tạo nên cảnh tượng thật kì lạ trong thiên nhiên. 

Thành phố Koblenz của Đức là nơi giao nhau giữa hai con sông Mosel và Rhine.

Tên của thành phố trong tiếng Latin có nghĩa là “nơi hợp lưu” hay còn gọi là “Góc Đức”.

Ngay tại điểm hợp lưu có bức tượng khổng lồ của Hoàng đế Đức Wilhelm I, người tuyên bố thành lập Đế chế Đức (thống nhất). Bức tượng này đã bị đạn pháo làm hư hại trong Đệ nhị thế chiến, chỉ còn lại phần bệ được dùng như chứng tích tưởng niệm sự thống nhất của nước Đức. Cho đến năm 1990, sau khi nước Đức tái thống nhất, bức tượng Hoàng đế Wilhelm mới được tạo dựng lại.

Hiện nay, đến với địa điểm ấn tượng này, du khách có thể từ Góc Đức đi cáp treo sang pháo đài bên kia sông để ngắm cảnh tuyệt đẹp từ trên không.

 

Nguồn: GermanTravel

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan