Và cũng chính Neuschwanstein đã gợi cảm hứng để những nhà làm phim hoạt hình vẽ nên một trong những tập phim gắn liền với tuổi thơ chúng ta – “Công chúa ngủ trong rừng”.
Neuschwanstein có nghĩa là Thiên nga đá mới (New Swan Stone), bắt nguồn từ một nhân vật hiệp sĩ “Swan Knight” trong vở nhạc kịch nổi tiếng của soạn giả kiêm nhạc trưởng Richard Wagner.
Lâu đài là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp hài hòa nhiều nền kiến trúc, với những cửa sổ hình vòm Roman, tháp nhọn Gothic, trang trí bằng vàng và đá hoa kiểu Byzantine gợi lên một nét đẹp thơ mộng, lộng lẫy khiến ai đã một lần ngang qua thật khó mà quên.
Việc xây dựng lâu đài Neuschwanstein bắt đầu vào năm 1869, nhưng đã bị chặn đứng bởi cái chết bất ngờ, bí ẩn của vị vua điên khùng. Ông đã chỉ sống trong lâu đài dang dở của mình chỉ trong 172 ngày trước khi ông qua đời. Chỉ vài tuần sau cái chết của Ludwig xông năm 1886, lâu đài đã mở cửa cho công chúng. Nó nhanh chóng trở thành một trong những lâu đài được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Chỉ riêng năm 2017, gần 1,5 triệu du khách đã tham quan Neuschwanstein.
Bên ngoài lâu đài tạo ấn tượng cho du khách bằng cách bố trí các yếu tố khác nhau và tường đá đồ sộ được làm dịu đi bằng chi tiết trang trí rất nhỏ. Vì thế khách tham quan hoàn toàn không ngờ trước sự phong phú và phức tạp của các sơ đồ trang trí nội thất – thật khó nhận ra bất cứ một bề mặt nào không có một số hình dạng trang trí hình ảnh và ứng dụng.
Lâu đài có rất nhiều phòng nội thất theo phong cách Tân Lãng mạn. Thuộc trong số các phòng quan trọng nhất trong số đó là Đại sảnh ngự triều (Thronsaal) cao hai tầng và là căn đại sảnh lớn thứ nhì của lâu đài. Các bức bích họa hiện hữu là do Wilhelm Hauschild sáng tác.
Căn phòng lớn nhất trong lâu đài là Đại sảnh Ca sĩ (Sängersaal), được xây dựng theo kiểu mẫu của Đại sảnh Ca sĩ trong Lâu đài Wartburg. Bên cạnh các gian đại sảnh lộng lẫy là các gian phòng cư ngụ nhỏ hơn cho Ludwig.
Giữa phòng sinh hoạt và phòng làm việc mang tính riêng tư là một gian phòng theo kiểu hang động được trang trí với tháp nước nhân tạo và ánh sáng ẩn hiện.
Phòng ăn được nối liền với nhà bếp dưới đấy ba tầng lầu bằng một thang máy chuyên chở thức ăn. Phòng ngủ cùng với nơi cầu nguyện là hai căn phòng duy nhất được tạo dáng theo phong cách kiến trúc Tân Gothic.
Lâu đài được trang bị với những kỹ thuật tiên tiến nhất vào thời kỳ này, ví dụ như hệ thống chuông gọi người hầu chạy bằng pin hay một hệ thống sưởi trung tâm. Lâu đài có một hệ thống nước nóng riêng, là một điều mới mẻ trong thời gian đấy cũng nhưng nhà xí có nước dội tự động.
Gợi ý cho bạn hành trình tham quan lâu đài Neuschwanstein với chi phí tiết kiệm. Nhà ga tàu điện gần lâu đài Neuschwanstein nhất là nhà ga Fussen Bahnhof. Nếu bạn sử dụng thẻ tàu German Rail Pass, thẻ sẽ bao gồm hành trình tàu đến nhà ga Fussen và hành trình xe buýt từ nhà ga Fussen đến làng Hohenschwangau. Làng Hohenschwangau cách lâu đài Neuschwanstein khoảng 1,5km.
Nếu có cơ hội được đến với nơi này. Bạn có thể tham quan thật nhiều nơi nhưng nếu bỏ qua lâu đài cổ tích Neuschwanstein này là một điều sai lầm nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tận dụng tốt những cơ hội của mình để có thể thử đắm chìm mình trong khung cảnh thú vị, mộng mơ của nơi này nhé.
Nguồn: germanrailway.vn
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC