Những chuyện lạ khi du lịch Đức

Những chuyện lạ khi du lịch Đức

Nổi tiếng với đội tuyển bóng đá kỷ luật thép, nước Đức còn khiến du khách ngạc nhiên bởi chuyện những chú chó thoải mải thả “mìn” trên phố hay việc những bức tường công cộng dày đặc hình vẽ.

Là vương quốc ôtô với những thương hiệu nổi danh như Mercedes, BMW, Audi, Volkswagen nhưng người Đức lại rất yêu thích đi lại bằng xe đạp. Trên vỉa hè, có riêng phần đường cho những người đi xe đạp. Những “chú ngựa sắt” còn được phép lên tàu điện.

Phương tiện chủ yếu của người Đức là các phương tiện công cộng gồm tàu điện ngầm (U-bahn), tàu điện trên không (S-bahn), tàu điện trên đường phố (tram)… Hệ thống tàu điện ở đất nước này cũng không bị quá tải như ở một số nước châu Âu khác mà luôn thông thoáng.

132 1 Nhung Chuyen La Khi Du Lich Duc

Điều thú vị là khi lên tàu, chẳng hề có bóng một nhân viên soát vé nào vì nước Đức đề cao tính tự giác của người dân. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sẽ có một nhân viên bất ngờ đi kiểm tra vé trên tàu, ai trốn vé sẽ bị phạt 40 euro. Những người này mặc thường phục, nhảy lên tàu ở một ga nào đó, rút thẻ trong áo hoặc kéo áo khoác lộ thẻ để kiểm tra.

Đi dọc những chuyến tàu điện, hành khách còn được “chiêm ngưỡng” những bức tường dầy đặc các hình vẽ, có nơi là graffiti, có nơi chỉ là những vết bôi bẩn tùy hứng. Khó có thể tìm thấy một bức tường nào ở nơi công cộng còn trắng, chưa bị bôi vẽ ở Đức.

Nước Đức vốn nổi tiếng với giống chó bergie. Nơi đây thực sự cũng là một xứ sở thần tiên đối với các chú cẩu. Lúc nào đi trên phố cũng có thể bắt gặp các chú chó được chủ, không chỉ là người già, trẻ nhỏ mà còn cả thanh niên và những cô gái chân dài, dắt đi dạo chơi.

Các chú chó còn thoải mái “thả mìn” trên đường, tế nhị ở gốc cây, có nhiều chú còn “bậy” luôn giữa vỉa hè. Các chú cẩu cũng có thể lên tàu điện nhưng phải chịu giá vé bằng một nửa vé thông thường.

Một trong những điều lạ lùng nữa của nước Đức là ăn xin thường ăn mặc rất chỉnh tề, có người còn đeo dây chuyền, hút thuốc. Đất nước này có chế độ phúc lợi xã hội rất tốt dù thất nghiệp, người dân vẫn có nhà để ở, có đủ tiền mua thực phẩm, đủ tiền mua bia uống. Còn những người ăn xin thường là người nhập cư chưa được hưởng chế độ phúc lợi hoặc theo như một người Đức chia sẻ: “Họ đủ sống nhưng chỉ xin thêm tiền để mua thêm bia”.

Theo vnexpress


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan