Hình ảnh chiếc xe hiệu Trabant trứ danh của Đông Đức trước đây đang xuyên thủng tường là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất trên dấu tích Bức tường Berlin.
Dù bức tường đã sụp đổ từ năm 1989 nhưng những “dấu tích” còn lại vẫn được các du khách yêu thích bởi tính lịch sử cùng những hình vẽ thú vị.
Hình ảnh đoàn người cố gắng trèo qua bức tường từ bờ Đông sang bờ Tây trong những năm tháng nước Đức còn chia cắt được tái hiện lại bởi các nghệ sĩ Graffiti.
Bức tường Berlin từng là biểu tượng cho thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi nước Đức bị chia cắt.
Đến nay, bức tường trở thành biểu tượng du lịch của thành phố Berlin.
Nhiều du khách tới Berlin cứ ngỡ “bức tường” chỉ còn một đoạn ngắn khu ở trung tâm nhưng đoạn tường khá dài với các hình vẽ Graffiti nằm ở đường Friedrichshain mới thực sự là biểu tượng du lịch của thành phố này.
Nhiều nghệ sĩ Graffiti đến từ khắp nơi trên thế giới từng tụ hội tại Berlin để cùng tạo nên những kiệt tác nghệ thuật.
Bức vẽ này là biểu tượng những bàn tay cố xô đổ bức tường ngăn giữa bờ Đông và bờ Tây Berlin.
Nhiều bức vẽ khá trừu tượng…
… nhưng cũng có nhiều bức vẽ có thông điệp rất gần gũi, dễ cảm nhận.
Ba thiên tài của nước Đức là Schiller, Goethe hay Einstein cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ Graffiti.
Nhiều bức vẽ rất kỳ công, thể hiện những sáng tạo khác thường.
Graffiti từng bị cấm ở nhiều nước nhưng tại Berlin, nhiều nghệ sĩ đường phố có thể tự do sáng tạo và thể hiện các ý tưởng của mình.
Một bức vẽ của một họa sĩ người Canada.
Truyền thuyết Adam và Eva cũng được đưa lên bức tường Berlin.
Câu chuyện về siêu anh hùng Batman và kẻ phản diện Joker cũng được tái hiện một cách bắt mắt, độc đáo.
Bức vẽ kêu gọi bảo vệ môi trường, Trái Đất.
Một trong những đoạn tường được vẽ Graffiti công phu nhất và có cánh cổng dẫn ra bờ sông ở Đông Berlin.
Hình ảnh đôi chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình.
Nguồn: vnexpress
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC