Tính ích kỷ của trẻ bắt nguồn từ đâu?

Tính ích kỷ của trẻ bắt nguồn từ đâu?

Người lớn thường phàn nàn rằng trẻ con ngày nay rất ích kỷ. Nhưng có bao giờ cha mẹ tự hỏi tại sao con cái chúng ta ích kỷ như vậy, tại sao trẻ lớn lên hầu như không có gì để giao tiếp với bố mẹ?

Tất cả những điều này không thể hoàn toàn đổ lỗi cho con cái, mà là xem cách cha mẹ dạy dỗ con liệu đã đúng phương pháp?

1 Tinh Ich Ky Cua Tre Bat Nguon Tu Dau

Tính ích kỷ này không thể hoàn toàn đổ lỗi cho trẻ, mà là xem cách cha mẹ dạy dỗ con liệu đã đúng phương pháp? (Ảnh minh họa: Valery Sidelnykov/ Shutterstock)

Dạy trẻ không ích kỷ từ trong những việc nhỏ nhặt

Hầu hết các ông bà đều mong mỏi có cháu để bế bồng. Cháu nội hay cháu ngoại cũng đều rất được cưng chiều và coi như bảo bối trong nhà. Nếu như nhà chỉ có một con trai hay một con gái thì việc có cháu lại càng được yêu quý hơn.

Có câu chuyện như thế này. Vào ngày nọ, khi cô Lan đến nhà một người bạn chơi, cô nhìn thấy cháu trai của người bạn đang ăn nho mẫu đơn. Chất lượng của quả nho thực sự rất tốt và ngon. Giá trị của một chùm nho mẫu đơn chất lượng có thể lên tới gần vài triệu đồng. Các thành viên trong gia đình đang ngồi nhìn và khuyến khích đứa trẻ ăn nhiều một chút, bởi vì họ muốn dành cho đứa trẻ những gì tốt nhất. Còn đứa trẻ có vẻ như không nghĩ rằng mọi người nên cùng nhau thưởng thức, mà tất cả chỗ nho này chỉ dành cho mình thôi.

Đây không phải là một ngoại lệ trong các gia đình. Cách nuôi dạy con này sẽ đưa đứa trẻ đến đâu? Liệu trẻ có nghĩ đến người khác hay không? Trên thực tế hành động này chỉ làm cho trẻ càng ngày càng ích kỷ. Không thể chỉ trách đứa trẻ, mà lỗi là người lớn chúng ta đã không dạy dỗ chúng đúng cách.

Tất nhiên cũng có những người làm rất tốt ở phương diện này. Ví dụ, có một người mẹ thường hay đưa các con đến thăm ông bà ngoại vào mỗi cuối tuần. Khi đến nhà ông bà, trong lúc ăn trái cây, người mẹ đã bóc vỏ quả cam và đầu tiên là mời ông ngoại, rồi đến bà ngoại, sau đó người mẹ đưa cho các con của mình và cuối cùng cô mới ăn múi cam dư còn lại. Hành động này trông có vẻ như rất đơn giản, nhưng thật ra đây là bài học vô cùng quý giá với trẻ. Trẻ sẽ hiểu rằng, sống phải biết trên biết dưới, có gì tốt thì nhường cho người lớn và cha mẹ, sau cùng mới đến lượt mình.

Cổ nhân dạy: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, đây là đức tính sơ khai nhất của con người chúng ta từ khi sinh ra. Nó là phẩm chất quý giá nên được giữ gìn. Trách nhiệm của người lớn là dạy cho con cháu không được ích kỷ vì bản thân, mà biết tôn trọng và nghĩ cho người khác nhiều hơn. Để làm được điều này thì ngay từ khi còn nhỏ, hãy cố gắng giáo dục trẻ từ những chuyện đơn giản hàng ngày. Dẫn dắt con đi đúng đường mới là điều làm bố mẹ yên tâm nhất về sau này.

2 Tinh Ich Ky Cua Tre Bat Nguon Tu Dau

Nhìn người mẹ luôn bóc cam mời ông bà trước, đứa trẻ sẽ học được cách hiếu kính với người lớn và loại bỏ tính ích kỷ của mình. (Ảnh: BLACKDAY/ Shutterstock)

Cố tình để con trải qua những thất bại để trau dồi ý chí 

Tính cách của một đứa trẻ được hình thành nhiều hơn trong môi trường tiếp thu và rèn luyện. Liệu nó có thể chịu được những thất bại và dũng cảm tiến lên hay không đều liên quan mật thiết đến việc cha mẹ rèn luyện ý chí cho con trước 6 tuổi. 

Có không ít người học thức cao, làm tiến sĩ, thạc sĩ, nhưng lại vì để chậm chễ luận văn, thất tình, gia đình gặp chuyện, tổn thất tiền bạc… mà rơi vào trầm cảm, thậm chí làm những hành động tiêu cực. Hàng năm trong các trường cao đẳng và đại học vẫn hay xảy ra những vụ sinh viên tự tử thương tâm do áp lực học tập.

Điều đó cho thấy một thực tế rằng, ngay từ khi còn nhỏ, trong quá trình giáo dục cha mẹ đã không huấn luyện con mình cách vượt qua tính ích kỷ, không để chúng trải nghiệm thất bại. Họ bảo vệ, kèm cặp, che chở con cái quá mức, luôn để con bước trên con đường quá bằng phẳng, bình yên và êm ả, khiến cho sức chống chọi với khó khăn của con cái bị giảm sút.

Một nhà tâm lý học đã từng nói: “Những đứa trẻ này trong tâm trí không nghĩ đến cảm xúc của người khác, cũng như không có khả năng chịu đựng thất bại. Càng thất bại lại càng không đủ sức nhẫn nại. Ý chí không phải chỉ ở chỗ trau dồi trí thông minh, mà nó cũng cần phải từ thể lực rèn luyện nên.”

Ông bà ta cũng thường nói, trẻ con phải chịu đựng một chút khổ cũng không phải là điều xấu, thực ra đó là cách để tăng cường sức chịu đựng cho trẻ.

Trẻ em Nhật Bản ngay từ nhỏ đã được giáo dục và đào tạo về nhận thức sinh tồn. Các khóa huấn luyện sinh tồn thường được tổ chức tại các trại hè, chẳng hạn trẻ sẽ phải mặc quần đùi và chạy trong tuyết dày. Đây đều là hoạt động rèn luyện khả năng chịu đựng gian khổ, cách tồn tại trước khó khăn, thất bại và cách rèn luyện ý chí kiên cường.

Trên thực tế, bơi lội cũng có thể rèn luyện khả năng chịu đựng gian khổ của trẻ. Đặc biệt ở lớp dạy bơi, các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm thường sẽ nhanh chóng cho trẻ trải qua các nỗi sợ hãi. Một người bạn đã từng kể về việc học bơi của con gái cô. Con cô ấy thường cáu kỉnh và dễ bị ốm. Khi con được 5 tuổi, cô cho con tham gia lớp dạy bơi dành cho trẻ em với hy vọng cơ thể của con có thể được tăng cường sức khỏe thông qua việc tập luyện.

Các huấn luyện viên ở đây rất giàu kinh nghiệm. Họ đẩy trẻ xuống nước, nhưng sẽ đảm bảo trẻ không gặp nguy hiểm, lúc này trẻ sẽ phải bơi theo bản năng.

3 Tinh Ich Ky Cua Tre Bat Nguon Tu Dau

Sau này mỗi khi gặp chuyện không vừa ý, gặp chuyện khó vượt qua, cô bé đều nghĩ đến việc khoảnh khắc uống ngụm nước đầu tiên ấy. (Ảnh: Kuttelvaserova Stuchelova/ Shutterstock)

Sau này con của cô ấy đã lớn thành một thiếu nữ, mỗi khi nhắc đến trải nghiệm lần đầu xuống nước, cô bé có vẻ rất xúc động. Cô nói rằng sẽ không bao giờ quên ngụm nước đầu tiên mà mình đã uống khi bị đẩy xuống nước.

Vào lúc ấy, ý chí khao khát được thoát khỏi nước mạnh mẽ nhưng bất lực, còn huấn luyện viên thì cố gắng để cô bé có thể kiên trì chịu đựng dưới nước lâu nhất có thể.

Cô bé cho biết, sau này mỗi khi gặp chuyện không vừa ý, gặp chuyện khó vượt qua, cô đều nghĩ đến việc khoảnh khắc thú vị này.

Trúc Nhi/ Theo Sound of Hope


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan