Covid-19 và kỳ thị, người Mỹ gốc Việt đang trông về nguồn cội?

Covid-19 và kỳ thị, người Mỹ gốc Việt đang trông về nguồn cội?

"Khi tôi về Mỹ vào dịp Giáng sinh năm 2019, lần đầu tiên bố tôi đã nói rằng ông ấy muốn đến Việt Nam thăm tôi. Trước đó, ông thường trả lời lấy lệ mỗi khi tôi đề nghị", chàng trai 29 tuổi nói.

132 1 Covid 19 Va Ky Thi Nguoi My Goc Viet Dang Trong Ve Nguon Coi

John Vũ sinh ra ở San Jose, California, chuyển đến Việt Nam vào cuối năm 2019. Ảnh: SCMP 

Một người trẻ gốc Việt khác, John Vũ kể rằng cha anh - một người Việt đã đến Mỹ vào năm 1979 và từ đó chưa bao giờ trở lại - cũng tin vào "thiểu số kiểu mẫu", rồi so sánh sự thành công của người Mỹ gốc Á với các nhóm thiểu số khác ở Mỹ. "Bố tôi đã tin rằng nếu làm việc chăm chỉ sẽ có được bình đẳng, đạt được Giấc mơ Mỹ", John Vũ nói với SCMP.

Mẹ của John Vũ cũng đến Mỹ sau bố anh 3 năm.

Nhưng sau khi Vũ chuyển từ California đến TP Hồ Chí Minh vào năm 2019 để làm việc và để hiểu hơn về ngôn ngữ, văn hóa của nguồn cội, gia đình anh đã trở nên "tò mò hơn" về Việt Nam.

Nhà xã hội học tại ĐH Washington, Mytoan Nguyen-Akbar, người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về người Việt Nam di cư đến Mỹ cách đây hơn 1 thập kỷ cho biết, vô số thách thức ở Mỹ, bắt đầu từ năm ngoái, đã khiến việc ở lại và trở về Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.

Q. Lê - người đã đến Mỹ năm 10 tuổi và rồi trở về định cư ở Việt Nam vào năm 1997 - kể lại với SCMP về tin tức một con gấu mèo được phát hiện trong một container lạnh từ Mỹ đến Việt Nam hồi tháng 10 năm ngoái, mà truyền thông lúc đó đã gọi vui là "người di cư".

"Tôi thấy con gấu mèo đó giống như một hình ảnh của nước Mỹ dưới thời chính quyền Trump", Lê ví von, "nó đã "trốn" sang Việt Nam".

"Tôi cảm thấy ở đây (Việt Nam) an toàn hơn là trở về nhà ở Mỹ, vì đại dịch, và cũng vì tôi không phải lo lắng về việc hòa nhập hay màu da của tôi, cũng không bị phân biệt đối xử", Christina Bùi - một trong số những người Mỹ gốc Việt đang có cái nhìn khác về đất nước mà bố mẹ cô từng rời đi.

132 2 Covid 19 Va Ky Thi Nguoi My Goc Viet Dang Trong Ve Nguon Coi

Người Mỹ gốc Á tuần hành phản đối phân biệt chủng tộc hôm 21/3.

6 năm trước, Christina Bùi, người sinh ra ở bang Virginia (Mỹ), trong một gia đình người Việt nhập cư, trở về Việt Nam để nhận một công việc tại TP Hồ Chí Minh. "Bố tôi đã phản ứng kiểu "sao cũng được", nhưng mẹ tôi thì rất giận, nói rằng "bố mẹ đã đến Mỹ để cho con một cuộc sống tốt hơn!", cô gái 28 tuổi nhớ lại.

Nhưng giữa những vụ bạo lực gần đây đối với người châu Á và người Mỹ gốc Phi, cùng với việc chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump bị đánh giá đã xử lý sai trong chống dịch Covid-19, Christina Bùi là một trong số những người Mỹ gốc Việt đang có cái nhìn khác về đất nước mà bố mẹ cô từng rời đi.

Đánh giá cao cách tiếp cận chủ động của Việt Nam đối với Covid-19, Christina Bùi chia sẻ với SCMP: "Tôi cảm thấy ở đây (Việt Nam) an toàn hơn là trở về nhà ở Mỹ, vì đại dịch và cũng vì tôi không phải lo lắng về việc hòa nhập hay màu da của tôi, cũng không bị phân biệt đối xử".

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm ngoái trên tạp chí Nghiên cứu về chủng tộc cho thấy, chủ nghĩa dân tộc của người Cơ đốc giáo da trắng là hệ tư tưởng hàng đầu định hình nên quan điểm phân biệt chủng tộc và bài ngoại, xoay quanh cuộc khủng hoảng Covid-19.

SCMP dẫn lời Giáo sư nghiên cứu về sắc tộc Yen Le Espiritu tại ĐH California (San Diego) cho biết, người Mỹ gốc Á đã bị phân biệt chủng tộc ở Mỹ "như là người nước ngoài vĩnh viễn và là dân tộc thiểu số kiểu mẫu".

Nghĩa là, những người Mỹ gốc Á cảm thấy rằng dù có hòa nhập đến đâu, họ sẽ luôn bị coi là người nước ngoài, thay vì là người Mỹ. Một thực tế là các câu hỏi về quốc tịch hay khả năng nói tiếng Anh mà người Mỹ gốc Á thường xuyên nhận được.

Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960, người châu Á tại Mỹ được coi là một "thiểu số kiểu mẫu" - khuôn mẫu miêu tả là những người thông minh, chăm chỉ và khá giả -  khác với người Mỹ gốc Phi thường là đối tượng phản đối bất công phân biệt chủng tộc.

Nhưng cũng chính vì vậy, theo Giáo sư Espiritu, người Mỹ gốc Á đã bị bỏ qua, lãng quên trong các cuộc thảo luận về phân biệt chủng tộc, trong khi họ cũng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi sự kỳ thị bằng lời nói và thể chất, từ ​​cả người da trắng và từ các cộng đồng da màu khác.

HƯƠNG THẢO (THEO SCMP)

Nguồn: kinhtedothi.vn


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan