Lý do đằng sau việc Việt Kiều bỏ trời Tây về nước sau vài tháng định cư

Lý do đằng sau việc Việt Kiều bỏ trời Tây về nước sau vài tháng định cư

Thực tế, không có ít người sau khi qua Mỹ đã lẳng lặng quay trở về Việt Nam chỉ sau vài tháng hoặc thậm chí có người trở về nước ngay sau 1 tháng. Họ bỏ hết công sức, tiền của để chuẩn bị cho kế hoạch định cư Mỹ, quay trở về Việt Nam mang theo nỗi bực tức hay thậm chí là thù hận với xứ này.

Vậy lý do gì khiến họ có quyết định gấp gáp như vậy, trong khi có biết bao người vẫn đang tìm mọi cách để có thể đặt chân tới nước Mỹ?

Đây là câu hỏi vô cùng nhạy cảm, nếu mà thẳng thắn trả lời thì sẽ đụng chạm tới không ít người. Cho nên, những chia sẻ sau đây của tôi, nếu có lỡ trùng hợp với hình bóng của quý vị nào trong đó, mong mọi người bỏ qua. Bởi lẽ tôi chỉ muốn mang những câu chuyện mà bản thân mắt thấy tai nghe, những điều bản thân đã trải nghiệm thực tế để giúp những người đến sau có cái nhìn tổng thể hơn về cuộc sống Mỹ.

132 1 Ly Do Dang Sau Viec Viet Kieu Bo Troi Tay Ve Nuoc Sau Vai Thang Dinh Cu

Ai trong chúng ta khi đã qua Mỹ định cư chắc hẳn đều hiểu rõ sự vất vả, khổ cực trong quá trình chuẩn bị. Có những người mòn mỏi chờ đợi để được sang Mỹ theo diện nọ, diện kia, có người thậm chí còn chờ đợi tới hơn 10 năm. Trong suốt thời gian đó, dường như tâm trạng chẳng thể tập trung làm được điều gì, lúc nào cũng chỉ nghĩ tới lúc được đặt chân lên xứ Mỹ, lúc mà ‘giấc mơ Mỹ’ thành hiện thực.

Hoặc có những người cũng chẳng coi Mỹ là giấc mơ, mà chỉ đơn giản là nơi họ nghĩ có thể đổi đời. Bao nhiều mong mỏi như vậy, cuối cùng có người lại vẫn quay về Việt Nam chỉ sau vài tháng. Tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây là con số người quay trở về cũng không nhiều, nếu tính ra tỉ lệ phần trăm thậm chí còn chưa tới 10%.

Bản thân tôi đã được tiếp xúc trực tiếp với 6 trường hợp như vậy và may mắn là họ đều cởi mở chia sẻ thật lòng. Câu trả lời của họ đa phần có nét giống nhau, vậy nên tôi xin phép gom lại thành một số vấn đề chính như sau. Đầu tiên, họ cảm thấy không có một sự yên tâm về cuộc sống ổn định lâu dài và cũng không nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía gia đình bên Mỹ.

Tôi nghĩ rằng đó là những người kì vọng quá nhiều về cuộc sống bên đây, kì vọng về sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình mà không biết rằng ở xứ Mỹ, nếu mình không tự lo cho mình thì chẳng ai có thể lo cho mình. Do đó khi sang đây, nhận được sự giúp đỡ hời hợt cho có của gia đình, họ sẽ cảm thấy thất vọng, chán nản và đương nhiên sẽ quay trở về Việt Nam.

Hoặc đôi khi sang bên đây, tận mắt chứng kiến gia đình người thân bên này quá khổ, họ đâm ra sợ hãi rằng không thể bám trụ nổi ở xứ Mỹ này. Từ đó họ vô hình chung kéo theo bao nỗi sợ khác, sợ không tìm được việc, sợ không nói được tiếng, sợ không kiếm ra tiền. Hàng ngày họ chỉ có biết tiêu tiền và tiêu tiền mà không thể tìm nổi định hướng cho tương lai. Cứ như vậy, họ nghĩ rằng tương lai sẽ khổ sở hơn rất nhiều so với ở quê hương, họ đành trở về Việt Nam.

132 2 Ly Do Dang Sau Viec Viet Kieu Bo Troi Tay Ve Nuoc Sau Vai Thang Dinh Cu

Trường hợp thứ 2 và phổ biến hơn cả thường là do xích mích với gia đình. Những người mới qua đây, ai cũng chỉ biết bám víu vào người thân bên này, nhưng khi qua rồi mới biết mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Có người đi theo vợ, theo chồng qua Mỹ, tưởng như cuộc sống sẽ được no đủ, sẽ có người để dựa vào, nhưng ngờ đâu cuộc sống ở xứ này, ai cũng phải tự lực hết.

Hay đau lòng hơn là cha mẹ già tưởng được con cái đón qua để phụng dưỡng, nào ngờ đâu lại phải trông cháu, trông nom nhà cửa, rồi hàng ngày còn phải chịu đựng những lời khó nghe. Tôi chứng kiến không ít trường hợp những người già vẫn cặm cụi đi lao động khổ cực hàng ngày để kiếm từng đồng một vì không muốn mang tiếng ‘ăn bám’ con cái.

Lý do thì là như vậy, còn hậu quả khi bỏ về sẽ ra sao? Điều đầu tiên dễ nhìn thấy nhất chính là việc đổ vỡ tình cảm gia đình, anh chị em thì trở mặt với nhau, cha mẹ từ con cái, con cái từ cha mẹ, vợ chồng thì sứt mẻ tình cảm không thể hàn gắn được. Rồi tự nhiên giấc mơ Mỹ lại trở thành một điều gì đó xa vời, tan tành thành mây khói. Chưa kể bao nhiêu tiền của, công sức để chuẩn bị qua Mỹ cũng tan tành theo hết.

Vậy làm sao để có thể tránh được những trường hợp như vậy? Thực lòng tôi muốn khuyên quý vị, đặt chân được tới xứ Mỹ không phải điều gì dễ dàng, nếu đã làm được hãy trân trọng cơ hội đó. Muốn vậy, ngay lúc ban đầu, quý vị đừng có hy vọng quá nhiều vào cuộc sống bên đây vì càng hy vọng nhiều sẽ lại càng thất vọng thêm mà thôi.

Thứ 2, hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch 2 để nếu như không có duy trì được cuộc sống ở Mỹ, mình còn có 1 con đường để lui. Cuối cùng, nếu đã sang Mỹ định cư thì phải nhập gia tùy tục, phải chấp nhận cuộc sống Mỹ, văn hóa Mỹ, phải tự biết thay đổi bản thân cho phù hợp với cuộc sống bên này. Nếu làm được vậy, tôi tin chắc rằng quý vị sẽ tự làm chủ được cuộc sống của mình mà không cần lệ thuộc bất cứ ai, bất cứ điều gì.

 Duong Trung Hieu


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan