Sống ở Pháp đã 11 năm với hai quốc tịch Việt Nam và Pháp, chị Cao Oanh nhận thấy các chính sách của Việt Nam rất tốt, đặc biệt là các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Các bệnh nhân nếu có nghi vấn lập tức được cách ly và điều trị kịp thời.
Chị Cao Oanh sống tại Saint Thibault des Vignes 77400, vùng ngoại ô Paris, nước Pháp. Ảnh NVCC
Tại Pháp, ngành y tế trang thiết bị hiện đại hơn rất nhiều so với Việt Nam, nhưng hình thức y tế cộng đồng tại địa phương như các trạm xá tại phường xã thì rất hiếm mà chỉ có dưới dạng các phòng khám tư nhân.
Một bệnh viện lớn sẽ phải chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe người dân cho một vùng rộng lớn. Mặc dù Chính phủ Pháp đã có những kế hoạch đáng tin cậy để giúp người dân tránh dịch nhưng xét về tâm lý, khi có dịch bệnh lan trên diện rộng thì việc quá tải cơ sở y tế có thể xảy ra.
Tuy mong muốn là thế, nhưng chị Oanh không có ý định trở về Việt Nam, bởi chị cho rằng việc di chuyển sẽ gây nhiều hậu quả đáng tiếc.
“Tôi nhận thấy Việt Nam đang thực sự phải gồng mình trong cuộc phòng chống dịch lần này. Nếu như mọi người trở về ồ ạt sẽ tăng gánh nặng kinh tế cho quốc gia, tăng khả năng lây nhiễm trong nước. Ai đảm bảo mình sẽ không bị lây nhiễm khi đi qua sân bay?
Mà bản thân tôi ở bên này hiện tại cũng không biết là mình có hoặc đã bị nhiễm hay chưa nên không nên đặt mình vào nguy hiểm cho người khác nếu mình đã bị nhiễm rồi, hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho mình khi mình chưa bị nhiễm. Vì thế, tôi và gia đình quyết định không trở về Việt Nam”, chị Cao Oanh cho biết.
Anh Trịnh Đình Huy (áo đỏ) cùng các du học sinh tại Phần Lan. Ảnh NVCC
Thời gian qua rất nhiều người đi máy bay từ châu Âu về Việt Nam đã làm lây nhiễm Covid-19 trên khắp đất nước. Trở về không chỉ làm bản thân có nguy cơ nhiễm bệnh mà còn khiến cho cộng đồng nhiễm bệnh. Tôi tin vào nền y tế của Phần Lan và dù ở Việt Nam được đánh giá cao trong công tác lchống dịch nhưng tôi cũng phải tuân thủ nguyên tắc không di chuyển”.Là du học sinh vừa học vừa làm tại đất nước Phần Lan, anh Trịnh Đình Huy (đang học Đại học tại Đại học Metropolia, làm việc tại công ty Make ở Thủ đô Helsinki, Phần Lan) cho biết: “Tôi mới về Việt Nam và quay trở lại Phần Lan chưa được bao lâu thì dịch bệnh tràn đến châu Âu. Nhưng tôi không quay về Việt Nam bởi khả năng lây nhiễm trên máy bay là rất cao.
Anh Huy cũng cho biết thêm, công việc của anh tại Phần Lan có thể làm việc tại nhà và công ty khuyến khích nhân viên làm việc theo hình thức work from home, kể cả họp và meeting cũng qua mạng nên anh rất yên tâm.
Cũng như anh Huy, chị Oanh và nhiều người khác ở tâm dịch châu Âu, tâm lý trở về quê nhà đều hiện lên rõ nét. Có người chọn ở lại, có người chọn trở về, nhưng dù ở lại hay trở về thì đất nước luôn sẵn sàng hỗ trợ và chào đón.
Chị Cao Oanh chia sẻ thêm: “Tôi chỉ muốn nói, những ai đã được về rồi phải cảm thấy biết ơn Chính phủ Việt Nam đã thực sự tạo điều kiện cho họ trở về. Dù điều kiện ăn, ở khi cách ly không được như ở nhà họ nhưng đó là sự cố gắng phi thường của Chính phủ Việt Nam, không phải quốc gia nào trong giai đoạn này cũng có thể làm được”.
Trước mối lo ngại về dịch Covid-19 tại châu Âu, nhiều cha mẹ có con đang du học tại đây rất lo lắng và đặt ra câu hỏi liệu trong thời điểm này có nên đưa con về Việt Nam? Theo Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Đặng Thị Hải Tâm, có 3 lý do không nên đưa con về Việt Nam vào thời điểm này.
Thứ nhất, đi lại các phương tiện công cộng vào thời điểm này, nhất là máy bay, rất dễ bị lây nhiễm.
Thứ hai, các nước áp dụng các chính sách hạn chế đi lại, các hãng hàng không huỷ chuyến không có kế hoạch, các em có nguy cơ phải vạ vật các nơi quá cảnh, rất nguy hiểm.
Thứ ba, Đại sứ quán nước ta tại các nước châu Âu có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ công dân khi gặp khó khăn, các em nên có liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam ở sở tại. Các em đang trong độ tuổi thanh niên nên sức đề kháng sẽ tốt, cần tự biết chăm sóc mình bằng việc ăn đủ chất, ngủ đủ giờ, giữ vệ sinh như chuyên gia hướng dẫn, tránh tiếp xúc đông người để hạn chế các nguy cơ lây nhiễm.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC