Những ngày đầu của một người Việt ở Tây: Tôi đã nghĩ mình là người may mắn vì được đến đây

Những ngày đầu của một người Việt ở Tây: Tôi đã nghĩ mình là người may mắn vì được đến đây

Những ngày đầu của một người Việt ở Tây: Tôi đã nghĩ mình là người may mắn vì được đến đây!

Điều đầu tiên tôi gặp được ở Ontario là lời chào từ những người bản xứ. Mặc dù không quen biết họ, khi đi ngoài đường, gặp một người đi ngược chiều thì thường mọi người sẽ mỉm cười nói với tôi “chào buổi sáng”.

Lúc tôi rời Việt Nam, trời vẫn nóng còn ở đây đã lạnh. Không khí ở đây dễ chịu, tuy lạnh nhưng không bị buốt và nứt nẻ. Cái lạnh ngọt ngào, tuy rằng nhiệt độ có thể xuống dưới 0.

Vừa tới nhà mới, tôi liền đi dạo vài vòng quanh thành phố để xem cuộc sống của người dân ở đây ra sao. Điều đầu tiên tôi học được là những lời chào từ những người dân nơi đây. Mặc dù không quen biết họ, khi đi ngoài đường, gặp một người đi ngược chiều và nhất là vào buổi sáng thì thường mọi người sẽ thường “chào buổi sáng”.

Người dân ở thành phố tôi sống thì nổi tiếng là thân thiện và dễ mến, nhưng đặc biệt hơn là khi gặp bất cứ anh cảnh sát nào đi tuần là chắc chắn họ sẽ chào mình trước. Tôi có hỏi bạn tôi vì sao vậy, thì nhận được câu trả lời rằng thành phố muốn xây dựng hình ảnh người cảnh sát thân thiện với người dân.

1 Nhung Ngay Dau Cua Mot Nguoi Viet O Tay Toi Da Nghi Minh La Nguoi May Man Vi Duoc Den Day

Sau đó, tôi tìm một quán để ăn trưa, và cũng lại một điều mới mẻ khác với tôi. Khác với ở Việt Nam, ta thường ngồi vào bàn rồi gọi người phục vụ, ăn xong thì ra về để người phục vụ dọn dẹp. Ở đây, sau khi xếp hàng và lấy đồ của mình, khách hàng ăn xong tự tìm thùng rác và đổ vào, các các thùng rác đều phân loại rác cụ thể nên phải chú ý phân loại cho đúng. Do vậy, chủ quán cũng nhàn hơn và cửa hàng cũng sạch sẽ hơn.

Ăn trưa xong tôi đi tới khu vực hành chính, nơi lãnh đạo thành phố thường hay họp hành. Đây là khu vực trung tâm. Lúc đầu tôi cứ tưởng khi vào tòa nhà này phải xuất trình giấy tờ gì đó vì thấy có cảnh sát và an ninh đứng gần cửa, nhưng khi vào trong tòa nhà thì không thấy ai hỏi han gì cả, cảnh sát chỉ quan sát qua hệ thống camera và khi có vấn đề gì thì mới can thiệp.

2 Nhung Ngay Dau Cua Mot Nguoi Viet O Tay Toi Da Nghi Minh La Nguoi May Man Vi Duoc Den Day

Tôi cũng tham quan xem nhân viên ăn lương chính phủ ở đây làm việc ra sao khi xử lý các vấn đề thủ tục hành chính. Họ xử lý công việc khá chuyên nghiệp và lịch sự, lần lượt từng người, không có hình ảnh chen lấn và ồn ào. Đã là người dân ở đây thì phải học cách xếp hàng và đặt lịch hẹn, làm việc đúng hẹn, ai tới trước thì được phục vụ trước, xử lý xong người này thì mới tới người tiếp theo.

Ngày hôm sau, tôi cũng vợ tôi đi gặp bác sỹ gia đình.

Ở đây, người dân được miễn phí y tế và có thể đăng ký cho mình một bác sỹ gia đình, chuyên theo dõi bệnh tình của mình. Khu vực bệnh viện rất sạch sẽ, không có cảm giác “mùi bệnh viện” và mọi người ra thường được yêu cầu rửa tay bằng thuốc sát trùng. Bác sỹ và y tá hỏi han khá chi tiết và lịch sự, ghi chép tỷ mỉ, mọi thông tin sau đó được lưu vào hệ thống máy tính và có thể tra cũng như lịch sử bệnh tật về sau này.

Gặp xong bác sỹ thì tôi qua thăm quan trường đại học. Nơi tôi sống có hai trường đại học lớn của nước này. Trường đại học giống như một thị trấn thu nhỏ, có những khu nhà hàng ăn, hai thư viện lớn đầy đủ trang thiết bị hiện đại, khu tập thể thao cho sinh viên, thậm chí còn có khu vực chơi golf, đường hầm dưới lòng đất, trung tâm nghiên cứu ứng dụng. Em trai tôi học tại trường đại học này có kể, mỗi lần chuyển ca học chạy bộ mệt bở hơi tai và khoảng cách giữa các giảng đường khá xa, đi ô tô tốc độ chậm quanh trường mất khoảng 20 phút.

Tôi về nhà và gặp mấy người hàng xóm, họ chào và hỏi han xem cảm nhận tới đây thế nào.

Vợ tôi nói hàng xóm ở đây khá tốt bụng, khi mới chuyển nhà tới cũng tới chúc mừng người mới tới và cũng hay hỏi xem mình có gì giúp đỡ hay không. Người dân tôn trọng sự riêng tư, chỉ khi nào mình mời vào nhà thì mới vào nhà, nhưng họ cũng khá để ý những người hàng xóm xung quanh.

Ngày thứ ba tôi đi đăng ký học tiếng Anh dành cho người mới đến. Lúc đầu tôi cứ nghĩ là ở đây chỉ giúp đỡ về tiếng Anh nhưng sau đó thì mới biết là ở đây họ hỗ trợ rất nhiều thứ cần thiết cho người mới tới, từ thuê nhà, tư vấn pháp luật, đi lại, cách tìm kiếm việc làm, học nâng cao…

Ở đây thường xuyên có những người tới lớp học giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ cho người mới tới cùng với các sách hướng dẫn, trang web để truy cập. Một trong những khẩu hiệu tôi nhìn thấy trong lớp là “chúng ta cần xây dựng một cộng đồng mạnh bằng cách giúp đỡ từng cá nhân mạnh”. Chắc chính vì vậy mà chính phủ xây dựng một hệ thống các dịch vụ để hỗ trợ cho những người mới tới sao cho có thể hòa nhập nhanh nhất vào cộng đồng của họ.

Nhà tôi ở gần một công viên, nên tôi cũng hay ra công viên chơi và đặc biệt rất thích xem bọn trẻ con chơi đùa.

Thông thường bọn trẻ tự chơi, bố mẹ chúng đứng đằng xa theo dõi và nếu cần gì thì sẽ giúp đỡ hướng dẫn bọn trẻ. Bọn trẻ chơi với nhau khá vô tư, hòa đồng, và cũng biết nhường nhịn và trật tự.

Tôi cảm nhận sự giáo dục cho bọn trẻ từ bố mẹ chúng được thực hiện từ rất sớm. Thường thì nếu đứa trẻ phạm mỗi lỗi gì đó với bạn bè như va chạm hoặc xô đẩy bạn thì bố mẹ sẽ can thiệp và bắt xin lỗi hay trả lại đồ cho bạn bằng được. Chính vì vậy mà bọn trẻ có ý thức và hiểu được trách nhiệm của chúng khi chơi với bạn bè.

Tại đây có hệ thống trợ giúp những người sắp làm bố mẹ cách nuôi dạy con, nên điều này giúp ích rất nhiều cho việc nuôi dạy con cái sau này.

3 Nhung Ngay Dau Cua Mot Nguoi Viet O Tay Toi Da Nghi Minh La Nguoi May Man Vi Duoc Den Day

Giao thông ở đây cũng là điều làm tôi chú ý, phần lớn người dân dùng ô tô làm phương tiện di chuyển nhưng ý thức chấp hành luật rất tốt,ít khi thấy bấm còi inh ỏi. Người đi bộ thường được nhường đường và tôi thấy rất thú vị khi chứng kiến cảnh một đoàn ô tô dài dừng lại để chờ một đàn vịt qua đường. Người dân cũng rất yêu thiên nhiên và động vật. Cảnh tượng tắc đường cũng không diễn ra thường xuyên.

Theo tôi nghĩ thì quy hoạch tại đây khá hợp lý, không tập trung hết các cơ sở như bệnh viện, trường học, công sở… tại một nơi mà được phân bổ rải đều tương ứng cùng với mật độ dân số và sự phát triển dân số trong tương lai.

Tới cuối tuần tôi và một số người bạn đi du lịch xa tới vùng nông thôn.

Phải công nhận là cảnh của nước này khá đẹp và hùng vĩ. Tôi có ghé thăm một gia đình nông dân người Việt đã sang đây 30 năm. Chỉ có hai vợ chồng làm việc, vừa trồng trọt và chăn nuôi, với cánh đồng rộng vài trăm ha, mọi việc phần lớn làm bằng máy nhưng cũng phải làm việc suốt ngày, tất nhiên khối lượng công việc và sản phẩm làm ra thì thật là đáng kể. Có lẽ vì chi phí nhân công bên đây đắt nên có lẽ mọi người phải tiết kiệm lao động tới mức đáng kể.

Ấn tượng cuối cùng trong những ngày đầu tới đây là lễ hội văn hóa đa sắc tộc tại đây, thành phố hay tổ chức các lễ hội như thế này hàng năm với các hình thức khác nhau nhằm tạo ra sự đoàn kết giữa các sắc dân. Mỗi lần tham gia lễ hội là có thể thưởng thức đủ loại văn hóa, các loại hình nghệ thuật cùng các món ăn từ mọi đất nước, mọi tôn giáo. Quản lý một đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo cũng không phải dễ dàng, nếu không khéo rất dễ xảy ra những xung đột về sắc tộc, màu da, tôn giáo, nhưng có lẽ người dân và chính phủ đất nước này đều hiểu những điều gì cần thiết để chung tay xây dựng một đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

Nguồn: VNexpress.net


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan