Tiếng Anh của tôi ổn, có thể đọc báo và nghe tivi, hiểu mọi thứ. Chỉ có giọng nói tiếng Anh tôi không thể giống như người bản xứ được.
Tôi làm quét dọn toilet, được 26 AUD/ giờ sau thuế. Người ta chỉ thuê tôi làm 4 tiếng nhưng phải 5 tiếng liên tục mới xong, không được nghỉ ngơi. Mỗi tuần tôi được trả lương hơn 500 AUD (khoảng 8 triệu đồng). Với thu nhập này bên Việt Nam là khá lớn nhưng ở đây là quá thấp.
Ở Sydney, giá thuê một phòng 25m2 giá từ 300 AUD/ tuần trở lên. Ở đây thuế thu nhập rất cao, chồng tôi đóng 30%.
Tôi bắt đầu làm việc 8h sáng. Tôi lên tàu điện lúc 6h30 và về đến nhà lúc 14h50. May là chồng tôi giúp đỡ nếu không tôi phải làm hai công việc thì mới có tiền để gửi về Việt Nam (như vậy thì kiệt sức sớm).
Có nhiều Việt kiều về Việt Nam nói là ở Australia y tế miễn phí. Đó là nếu bạn có thẻ y tế và bị bệnh gì đó phải cấp cứu khẩn cấp. Xe cấp cứu đến đưa bạn đi bệnh viện và miễn phí mọi thứ.
Còn nếu bạn bệnh nhưng không cần mổ gấp thì bạn phải đợi vài tháng. Bệnh viện phải phẫu thuật cho người đã đăng ký trước đó. Nếu bạn muốn được mổ nhanh chóng, bạn phải trả tiền cho bác sĩ.
Chồng tôi lúc trước bị thoát vị bẹn. Bệnh viện hẹn đợi khoảng 3 tháng tháng. Bệnh này không đau nhưng làm chồng tôi không thoải mái. Cuối cùng, chồng tôi thà bỏ ra 1.800 AUD để bác sĩ mổ ngay trong tuần.
Đồng nghiệp Australia làm chung với tôi bị đau chân cần phải mổ. Anh ấy muốn mổ miễn phí và đã đợi từ tháng 2 năm ngoái. Sau 4 - 5 lần được hẹn rồi hủy lịch mổ vì nhiều lý do, tháng rồi bệnh viện gọi xác định ngày mổ thì sức khỏe anh ấy không đáp ứng được.
Một hàng của xóm tôi, 40 tuổi, có quốc tịch Mỹ về Gò Vấp (TP HCM), mở quán ốc rất đông khách. Hàng tháng sau khi trừ hết chi phí, vợ chồng ông ấy lãi 50 triệu đồng, sống khỏe và tạo việc làm cho 8 lao động địa phương. Kiếm tiền ở đâu cũng vất vả, quan trọng là bạn hạnh phúc với cuộc sống của bạn hay không.
Nguồn: vnexpress
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC