Đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn: 'Bỏ là đúng nhưng thầy phải ra thầy'

Đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn: 'Bỏ là đúng nhưng thầy phải ra thầy'

Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho biết xã hội muốn phát triển thì quan trọng là con người cần có sự sáng tạo, mà mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".

Trước vấn đề gây tranh cãi khi GS Trần Ngọc Thêm đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", GS Võ Tòng Xuân đã nêu quan điểm của mình.

Ngày 21/11, trong hội thảo giáo dục với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo", GS Trần Ngọc Thêm - trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, đã nêu quan điểm: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn".

Giải thích cho quan điểm này, vị Giáo sư cho biết xã hội muốn phát triển thì quan trọng là con người cần có sự sáng tạo, mà mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".

1 De Xuat Bo Khau Hieu Tien Hoc Le Hau Hoc Van Bo La Dung Nhung Thay Phai Ra Thay

GS Trần Ngọc Thêm.

Sự chủ động sáng tạo này theo GS Trần ngọc Thêm là cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" - ngoan theo nghĩa "dễ bảo, vâng lời", giỏi theo nghĩa "thuộc bài".

"Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo... Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển", vị GS phát biểu thêm.

Trước quan điểm trên, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với GS Võ Tòng Xuân - người có nhiều trăn trở về nền giáo dục Việt Nam trong thời đại mới.

Theo đó, GS Võ Tòng Xuân đồng ý với quan điểm thay đổi tư duy để phát triển ngành giáo dục. Thế nhưng, đối với việc bỏ khẩu hiểu trên trong nhà trường, Giáo sư đòi hỏi người làm giáo dục cần có đầy đủ yếu tố phẩm chất tốt đẹp.

2 De Xuat Bo Khau Hieu Tien Hoc Le Hau Hoc Van Bo La Dung Nhung Thay Phai Ra Thay

"Bây giờ có rất nhiều trường hợp thầy cô thiếu phẩm chất như nói chuyện hay bông đùa, không nghiêm túc, kiến thức không chuyên sâu, dạy xong là đi mất nên bắt học sinh lễ phép với mình là không được. Nhưng đối với người thầy đàng hoàng, trịnh trọng, khả kính thì học trò tự khắc sẽ có sự lễ phép này.

Vì vậy, với điều kiện "thầy ra thầy" thì khi đó không cần khẩu hiệu, học sinh cũng tự khắc đã có sự kính trọng" - GS Võ Tòng Xuân giải thích thêm.

Hiện tại, quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

Huy Hậu ghi

Nguồn: Báo điện tử Tổ Quốc


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan