Quảng cáo sai sự thật, dân mạng gọi là "nổ" hay "bốc phét".
Anh dân quê ngồi xổm ăn thịt chó "nổ" hay "bốc phét" hoàn toàn vô hại. Chẳng hạn anh ta nói, nhà anh ta không thiếu máy móc gì, trừ cái máy ỉa. Ỉa bằng máy hay ỉa bằng đít vẫn là ỉa ở nhà anh ta, không bốc mùi sang nhà người khác.
Chẳng hạn, Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) tuyên bố, rằng sau 75 ngày nỗ lực xây dựng, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Mạng Việt Nam sẽ “lật đổ” Facebook trong 6 tháng" làm cho nhiều người bỏ FB sang Go.vn là không chỉ có hại cho FB mà còn làm mất thời gian của người dùng mạng.
Chẳng hạn, Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng, tuyên bố Trí tuệ nhân tạo Việt Nam khả năng vươn lên hàng đầu thế giới mà không làm được là quảng cáo không đúng sự thật, gây hoang tưởng cho chính anh và những người cả tin vào anh, ắt cũng gây quá tải cho các bệnh viện tâm thần.
Chẳng hạn, cơ quan ngoại giao và truyền thông quảng cáo cho Vietnamairline về chuyến bay vào tâm dịch giải cứu đồng bào ở hải ngoại với tư thế "Ngạo nghễ Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới làm được!" là quảng cáo sai sự thật để che giấu tội buôn lậu và ăn hối lộ.
Chẳng hạn, chị Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế tuyên bố "Viruss Corona ra đi trong nắng vàng rực rỡ" ở đầu đợt dịch là quảng cáo sai sự thật, gây ra sự chủ quan, dẫn đến chết hơn 40 ngàn người.
Chẳng hạn, các cơ quan truyền thông quốc gia dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo quảng cáo cho Việt Á, rằng mỗi ngày sản xuất 30.000 bộ Kittest, được WHO chấp nhận, Hoàng gia Anh đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, 24 nước đăng ký nhập khẩu đã gây hoang tưởng cho toàn dân, thậm chí bảo kê cho tội phạm buôn lậu, khống giá để moi ngân sách.
v.v...
Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Xử phạt vi phạm hành chính: (Theo khoản 5 Điều 51 nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo)
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 68, điểm c khoản 3 Điều 69, điểm a khoản 2 Điều 72, điểm b khoản 1 Điều 75 và khoản 1 điều 78 Nghị định này;
b. Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 68, điểm a khoản 3 Điều 69 và khoản 4 Điều 70 Nghị định này.
- Xử lý hình sự: (Theo Điều 197 Bộ luật hình sự 2015)
Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không gian giữ đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tôi đề nghị, nếu không áp được vào các chế tài trên để phạt hành chính hoặc phạt tù thì cũng nên đánh thuế về thói quen nổ, bốc phét. Quốc hội dựa vào mức độ nổ hay bốc phét mà định mức thuế để thu ngân sách.
Chu Mộng Long
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC