1. Mang thai là việc riêng của cá nhân
Khác với ở Việt Nam, việc mang thai ở Đức không phải là việc mọi người cần phải quan tâm quá mức và mang tính riêng tư cho từng gia đình. Không ai sẽ hỏi thăm về số tháng của em bé chưa sinh ở Đức nơi công cộng, tuy rằng mọi người khi thấy phụ nữ mang thai sẽ nhiệt tình giúp đỡ nhưng việc hỏi thăm về em bé là không tự nhiên. Và người Đức cũng khá kín kẽ và trầm lặng nếu người không quen biết hỏi thăm về gia đình họ khi chưa thân thiết.
2. Việc sinh con ở nước Đức
So với các phụ nữ Việt sống ở Việt Nam, phụ nữ Việt sống ở Đức có được sự chăm sóc y tế, tuyệt đối an toàn trong thời điểm trước khi sinh và những tháng sau sinh, đặc biệt tốt cho sức khoẻ của cả mẹ và con. Mỗi mẹ bầu được y tá đến nhà chăm sóc trước và sau khi sinh, kiểm tra thai nhi và chỉ khi đứa trẻ được sinh ra đã cứng cáp thì người chăm sóc mới không tới thăm nữa.
Trước 6 tuần ngày dự sinh, người phụ nữ bắt buộc phải nghỉ thai sản và tiếp tục sau 8 tuần sau khi sinh với 100% lương. Nếu người phụ nữ chọn nghỉ thêm 12 tháng thì sẽ hưởng lương 65% kể cả làm việc tự do vẫn được hưởng 60% lương. Do nước Đức có tỷ lệ sinh con thấp nhất trên thế giới vì vậy Chính phủ khuyến khích và trợ cấp việc sinh đẻ của phụ nữ và xã hội cùng chung tay giúp cho sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em được tốt nhất. Trong quá trình sinh đẻ, nhóm hộ sinh gồm 4 người sẽ giúp đỡ khi phụ nữ kêu gào khi co thắt, chạm tay vào vai để hỏi thăm xem tình hình có ổn không. Nhóm phụ sản luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ kịp thời khi sản phụ chuẩn bị sinh đẻ trong mọi tình huống.
Phụ nữ Việt mang thai cũng có được trợ cấp như những phụ nữ Đức |
3. Chăm sóc và nuôi dạy trẻ Việt ở Đức
Ở Đức, phụ nữ thường ở nhà chăm sóc con cái tới khi chúng lên 3 tuổi và đứa trẻ có thể đến nhà trẻ miễn phí. Tuy nhiên, hầu hết các phụ nữ Việt đều quay lại công việc cũ sau khi con đủ 1 tuổi và họ phải gửi con cho những người làm việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Chính phủ cung cấp tiền cho trẻ hàng tháng khoảng 200 Euro dùng để mua sữa, bỉm, đồ chơi,...cho trẻ và số tiền này tiếp tục được cung cấp tới khi trẻ 18 tuổi nếu bắt đầu đi làm hoặc tiếp tục tới 25 tuổi nếu vẫn còn đi học.
Các sản phẩm đồ chơi của Đức nổi tiếng trên thế giới và chủ yếu làm từ gỗ với rất ít nhựa độc hại từ Trung Quốc. Các trẻ em ngoài ra có thể vui chơi ở các khu vui chơi cho trẻ em, nơi có các mô hình bằng gỗ và các sân cát để trẻ có thể tự nhiên chơi đùa. Mẹ Việt không cần phải quan tâm đến trẻ chơi trong các khu vui chơi cho trẻ em khi chúng tự chơi các trò chơi với các xe đẩy và các xô đựng cát. Trẻ con ở Đức không được dạy học đọc, viết trước khi tới trường mà chỉ khi chúng bắt đầu đi học lớp 1 khi 6 hoặc 7 tuổi.
Trẻ em ở Đức tự chơi đùa một cách tự nhiên không có giám sát của cha, mẹ |
4. Kết bạn với người Đức với phụ nữ Việt
Mẹ Việt nhận thấy phụ nữ Đức nói chung không thân thiện và nhiệt tình nhưng nếu có thể khiến họ bày tỏ quan điểm, suy nghĩ thì người Việt đã tạo được ấn tượng tốt trong mắt người Đức để có thể trở thành bạn. Người Đức không phân biệt giàu nghèo, chủng tộc và thích phán xét người khác như người Việt vì vậy, người Việt luôn cần cố gắng hoàn thiện các kỹ năng về ngôn ngữ tiếng Đức và khả năng tư duy hội nhập.
Mẹ Việt có thể mời các phụ nữ Đức ăn các món truyền thống Việt Nam hoặc món Đức vào bữa trưa hoặc bữa tối. Người Đức ăn tối khá đơn giản và so với các món ăn mẹ Việt có thể nấu thì họ sẽ rất ấn tượng khi họ chỉ ăn buổi tối với bánh mỳ, bơ, một ít pho mát và giăm bông hoặc xúc xích cùng với dưa chuột và cà chua. Như vậy, để kết bạn với người Đức thì ẩm thực Việt Nam trên nước Đức thực sự tạo ấn tượng về sự hiếu khách và thân thiện của người Việt.
5. Sự độc lập, tự chủ của người Đức
Ở nhà trẻ, cô giáo muốn các trẻ phải có khả năng độc lập và tự chủ, ví dụ nếu đang chơi đồ chơi mà bị giành mất thì thay vì kêu khóc, các trẻ phải thể hiện không đồng tình và phản kháng lại. Từ đó đứa trẻ hiểu được sức mạnh của cá nhân và không phụ thuộc vào cha, mẹ hay các cô trông trẻ trong các hoàn cảnh. Điều này không phải tạo cho đứa trẻ thói quen là tranh giành đồ chơi của các bạn mà muốn giúp chúng có thể phát triển tự lập, biết đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân.
Những đứa trẻ có thể tự đi xe đạp, đi bộ một mình đến trường và về nhà khi còn nhỏ và chúng hoàn toàn không cần đến sự giúp đỡ của người lớn, có thể phụ giúp công việc trong gia đình không như trẻ Việt chỉ cần có thành tích học tập và không cần quan tâm đến người khác. Khi đứa trẻ được 7 - 8 tuổi, hầu như đứa trẻ đã được coi là đủ lớn và cha, mẹ không cần quản lý và quan tâm tới các hành vi của chúng nữa. Và đến khi đứa trẻ đủ 14 tuổi, chúng có thể tự do yêu đương hay có thể quan hệ tình dục với nhau mà không hề bị cha, mẹ ngăn cản. Bởi vì mẹ Việt hiểu rằng đó là khi đến tuổi trưởng thành, những đứa con của họ không còn nhỏ nữa và hoàn toàn có thể sống tự lập và đó là nhờ sự dạy dỗ và tuân thủ theo các tiêu chuẩn cởi mở đề cao tính tự chủ và tin cậy của gia đình và xã hội dành cho trẻ em ở Đức.
Nguồn: tintucnuocduc
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC