Và loài vậy mà ta đang muốn nhắc đến ở đây chính là bọ ve chân đen ký sinh, loại côn trùng nhỏ bé trong lớp động vật hình nhện. Chúng sinh tồn bằng cách bám vào da của các động vật khác để hút máu.
Rafal Tokarz, nhà khoa học nghiên cứu đến từ Trường Y khoa Công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia cho biết: “Lyme gây nhiễm trùng không phải là mầm bệnh duy nhất ẩn nấp trong cơ thể bọ ve. Vẫn còn nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác mà chúng ta không hay biết.”
Đồng tình với quan điểm trên, Durland Fish, giáo sư đến từ khoa Khoa dịch tễ học tại Trường Y tế Yale, cho biết: “Ve ký sinh là loài côn trùng mang nhiều mầm bệnh hơn bất kỳ loài bọ chét nào.”
Dưới đây là 6 mầm bệnh nghiêm trọng mà chúng ta có thể bị mắc phải chỉ bởi một vết cắn của loài côn trùng “tí hon” này.
1. Bệnh Lyme
Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vởi triệu chứng điển hình là nhức đầu, sốt phát ban, viêm khớp. Thậm chí, nguy hiểm hơn cả là rối loạn thần kinh kinh niên nếu để vết cắn quá lâu mà không chữa trị kịp thời.
Nếu được phát hiện sớm, người mắc bệnh Lyme có thể được điều trị kịp thời bằng kháng sinh. Tuy nhiên, mặc dù đã áp dụng những phương pháp y học thích hợp, 10 – 20% bệnh nhân vẫn có thể gặp phải các vấn đề về trí nhớ và cơ thể luôn cảm thấy thiếu năng lượng trong ít nhất 6 tháng.
2. Chứng nhiễm ký sinh trùng Babesia
Chứng nhiễm ký sinh trùng Babesia hay còn gọi là chứng nhiễm trùng máu do bọ ve cắn là loại bệnh vô cùng nguy hiểm có khả năng tàn phá các tế bào hồng cầu trong cơ thể.
Triệu chứng của căn bệnh này thường chỉ biểu hiện ở những bệnh nhân có sức đề kháng yếu. Nhưng thông thường, người bị nhiễm ký sinh trùng Babesia có thể sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, nhức đầu và nghiêm trọng hơn là sốt phát ban.
Theo giáo sư Fish, chứng bệnh này tương tự như bệnh sốt rét do bọ chét gây ra, và là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng máu trong cơ thể được khoa học cảnh báo hàng đầu.
3. Bệnh biên trùng Anaplasmosis
Bệnh biên trùng, hay còn gọi là nhiễm trùng bạch cầu là một căn bệnh do bọ ve ký sinh gây ra bởi vi trùng Anaplasma phagocytophilum.
Các triệu chứng như sốt, nhức đầu, buồn nôn cùng với những triệu chứng nguy hiểm khác thường xuất hiện ở người bệnh sau 1-2 tuần.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến xuất huyết, suy thận, thậm chí ngay cả một số bệnh nhân có sức đề kháng tốt cũng có thể tử vong.
4. Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Borrelia miyamotoi
Borrelia miyamotoi là một loài vi khuẩn hình xoắn có liên quan chặt chẽ tới vi khuẩn gây sốt trong cơ thể bọ ve.
Phát hiện lần đầu tiên vào năm 1995 ở Nhật Bản, Borrelia miyamotoi được tìm thấy sau đó ở hai loài bọ ở Bắc Mỹ, bọ chét đen Ixodes scapularis và ký sinh trùng chân đen Ixodes pacificus.
Loại vi khuẩn này có cấu trúc tương tự với vi khuẩn gây bệnh Lyme, làm xuất hiện những triệu chứng như sốt, đau toàn thân, ớn lạnh và nhức đầu. Bên cạnh đó, vi khuẩn Borrelia miyamotoi còn có khả năng lây truyền bệnh thuỷ đậu và bệnh nhiễm trùng máu babesiosis.
5. Bệnh Ehrlichiosis bạch cầu hạt
Ehrlichiosis là loại bệnh truyền nhiễm thường thấy ở chó, gia súc, dê, cừu, ngựa lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1990. Bệnh do vi khuẩn thuộc họ Rickettsial – vi khuẩn sốt thương hàn gây nên.
Sau khi bị bọ ve cắn từ 1-2 tuần, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm.
Bệnh nhân có thể sốt bất thường đau đầu kèm theo đau nhức cơ bắp. Bên cạnh đó, còn xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, ớn lạnh, tiêu chảy và chán ăn.
6. Nhiễm trùng do vi khuẩn Powassan
Sự nguy hiểm của vi khuẩn Powassan được đặc biệt chú ý bắt đầu từ những năm 50, khi những số ca bệnh do bọ ve mang vi khuẩn này gây ra tăng lên.
Không giống như Lyme phải mất vài giờ hoặc thậm chí vài ngày để lây nhiễm, Powassan chỉ cần khoảng 15 phút để xâm nhập vào hệ miễn dịch của cơ thể.
Không phải ai bị cắn cũng có thể nhiễm vi khuẩn Powassan, nhưng một khi họ bị nhiễm trùng Powassan thì vấn đề sẽ trở nên vô cùng nan giải.
Theo giáo sư Fish, những người bị nhiễm trùng do vi khuẩn Powassan nắm 50% khả năng bị chấn thương thần kinh vĩnh viễn và 10% khả năng tử vong.
Nguồn: Kênh 14
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC