Chính sách phúc lợi của Đức và những điều bạn chưa biết

Với những chính sách xã hội ở vị trí hàng đầu, nước Đức là điểm đến lý tưởng cho các bạn du học sinh muốn tham gia du học.

+ Trợ cấp xã hội:

– Một người độc thân nhận được 721,45 Euro tiền trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng theo quy chế Hartz IV, trong đó có 268 Euro dành cho việc thuê nhà và sưởi ấm & 161 Euro tiền bảo hiểm xã hội.

-Một người thất nghiệp có con nhỏ sống độc thân sẽ nhận được 882,02 Euro mỗi tháng, trong đó có 405 Euro dành cho nhà ở, sưởi ấm, và 144 Euro bảo hiểm xã hội.

Chính sách phúc lợi của Đức và những điều bạn chưa biết - 0

– Một cặp vợ chồng cùng với con, nếu thất nghiệp sẽ nhận được 1169,83 Euro tiền trợ cấp mỗi tháng, trong đó có 504 Euro tiền nhà và sưởi ấm, và 196 Euro phí bảo hiểm xã hội.

– Các gia đình có từ 5 người trở lên sẽ nhận được tới 1417,37 Euro, trong đó 606 Euro là tiền nhà và sưởi ấm, và 203 Euro tiền phí bảo hiểm xã hội.

+ Ngoài ra Đức còn cung cấp tiền Kindergeld (child benefit) nhiều nhất nhì Châu Âu, càng nhiều con, số tiền nhận càng nhiều cho mỗi đứa bé từ 189-204€/ bé. Tiền cấp cũng dài hơn so nhiều nước từ 0-18 tuổi và 18-25 (nếu tiếp tục đi học). Điều này hoàn toàn nhiều hơn khi so sánh với UK , Pháp, ireland… cộng thêm chí phí nuôi con lại tương đối thấp khi so sánh với nhiều nước như Bắc Âu và UK.

Chưa kể Đức là nước duy nhất trên thế giới có chính sách khuyến khích sinh nở khi cấp Elterngeld (tiền cho bố mẹ) để ở nhà chăm con trong 12 tháng. Số tiền sẽ cấp cho cả vợ và chồng tuỳ thu nhập đi làm hay không , nếu đi làm sẽ được giảm giờ làm dưới 30h/tuần và vẫn được nhận nguyên lương cùng tiền cha mẹ. Tổng số tiền Trung Bình cha mẹ nhận được khi sinh một bé là khoảng 6 nghìn Euro. Quan trọng là số tiền này cấp cho tất cả những ai sinh sống tại Đức (trừ du học sinh)

+Giáo dục:

Đức là nước có nền giáo dục khá phát triển trên thế giới. Học sinh được miễn phí từ nhà trẻ mẫu giáo cho đến Đại hoc kể cả với người nước ngoài định cư tại Đức (đây là nước duy nhất tại Châu Âu không phân biệt giữa EU và Non-EU miễn phí cho mọi cấp giáo dục).

Chính sách phúc lợi của Đức và những điều bạn chưa biết - 1

Hệ thống giáo dục Đức bao gồm 5 cấp độ với nhiều hình thức khác nhau cho mỗi cấp:

– Mẫu giáo và mầm non :die Elementarstufe mit den Kindergärten

– Tiểu học ( Primarbereich ) học tại các trường tiểu học(Grundschulen)

– Trung học cơ sở (Sekundarbereich I ) học tại các loại trường Hauptschule (dành cho học sinh trung bình và kém), Realschule ( dành cho học sinh khá) Gesamtschulen (trường dành cho mọi đối tượng học sinh)và Gymnasien(dành cho học sinh khá giỏi)

– Trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp ( der Sekundarbereich II. ) Cấp này học sinh học tại các trương dạy nghề ( berufliche Ausbildung ) trong hai loại cả buổi (Vollzeit-) hoặc vừa học vừa làm ( Teilzeitschulen ) hoặc học tiếp lên lớp 11 tới 13 trong các trường Gymnasien(dành cho học sinh khá giỏi)

– Giáo dục chuyên nghiệp (tertiären Stufe) là nói đến cấp độ tại các trường đại học cao đẳng (Hochschulen) và dạy nghề nâng cao ( Weiterbildung.)

Hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống mở , có nghĩa là học sinh có thể thay đổi loại hình đào tạo nếu có đủ khả năng cũng như trình độ. Các học sinh Real và Hauptschule sau khi tham gia học các trường học nghề có thể học tại các lớp học bổ túc để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông. Và nếu có bằng tốt nghiệp phổ thông thì có thể nộp đơn vào bất kì trường đại học hoặc cao đẳng nào . Các trường đại học không tuyển sinh mà chỉ xét dựa trên học bạ và điểm Abitur ngoại trừ một số ngành đặc biệt như âm nhạc, hoạ, thể thao…

+ Giao thông : năm 1921, đường cao tốc(autobahn) AVUS đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Berlin.Đức là nước có mạng lưới giao thông dày đặc nhất thế giới, bao gồm 12.531 km đường cao tốc tính đến 01.01.2007 (Autobahn) và 41.386 km đường liên tỉnh. Nước Đức là nước duy nhất trên thế giới mà không có hạn chế tốc độ nói chung trên đường cao tốc. Điều quan trọng là mặc dù chi phí đi lại cho mỗi người dân trung Bình khá cao khoảng 150€/ tháng, nhưng hoàn toàn miễn phí đối với người nhận trợ cấp, & trẻ em dưới 6 tuổi.

+ An sinh xã hội:

Khái niệm an sinh xã hội là việc bảo vệ công dân trước những thăng trầm của cuộc sống, bao gồm tất cả những quy định và việc cung cấp tài chính trong cộng đồng, cho phép con người có thể sống mà không gặp phải những khó khăn cùng cực từ bên ngoài.

Thành phần chính của an sinh xã hội là bảo hiểm xã hội theo luật định, tức là do nhà nước quy định. Với tư cách là một hệ thống đoàn kết, có nghĩa là người có thu nhập cao thì đóng nhiều, người thu nhập thấp thì đóng ít, nó bảo vệ một cách hữu hiệu về mặt tài chính trước những rủi ro trong cuộc sống và hậu quả của nó: Ví dụ như trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, tai nạn ở nơi làm việc, không còn khả năng lao động hoặc cần có người chăm sóc. Điều này có ý nghĩa đối với những người được bảo hiểm cũng như thân nhân của họ.

Hệ thống bảo hiểm xã hội của Đức hiện nay bao gồm năm lĩnh vực, được gọi là “Năm trụ cột của bảo hiểm xã hội“. Đơn vị chủ quản của bảo hiểm xã hội không phải là cơ quan nhà nước, mà là tổ chức công cộng. Năm trụ cột của bảo hiểm xã hội là:

– Bảo hiểm thất nghiệp

– Bảo hiểm y tế theo luật định

– Bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng theo luật định

– Bảo hiểm hưu trí theo luật định

– Bảo hiểm tai nạn theo luật định

Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ lệ phí do người lao động và chủ thuê lao động đóng, về nguyên tắc mỗi bên một nửa. Mức lệ phí phải đóng tính theo phần trăm lương của người lao động, do Cơ quan hành chính tự quản quy định đối với bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn, do cơ quan lập pháp (Quốc hội) quy định đối với bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm chăm sóc, điều dưỡng. Hiện nay, lệ phí bảo hiểm y tế chiếm 14,6% tổng lương của người lao động, trong đó người lao động đóng 7,3% và chủ thuê lao động đóng 7,3%, lệ phí bảo hiểm hưu trí là 18,7%…

Những người không có công ăn việc làm hoặc thu nhập quá thấp sẽ được nhận trợ cấp xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu từ nhà nước, lấy từ tiền thuế.

CHLB Đức không chỉ đi theo nền kinh tế thị trường thuần túy, mà là nền kinh tế thị trường xã hội, nên hệ thống phúc lợi, an sinh xã hội của họ rất tốt.

Những người Việt Nam ở Đức hiện nay cũng được hưởng phúc lợi xã hội như người Đức.

Những người làm công, ăn lương thì cũng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định. Những người hành nghề tự lập thì không bắt buộc phải đóng bảo hiểm, nhưng cũng có thể tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội theo luật định hoặc bảo hiểm tư nhân.

Khi đến tuổi nghỉ hưu, thông thường trong thời gian quá độ hiện nay là từ 65 tới 67 tuổi, một số có thể nghỉ từ 63 tuổi, nếu đã đóng 45 năm bảo hiểm hưu trí, người hưu trí sẽ được nhận lương hưu tùy theo mức độ họ đã đóng.

Đây cũng là một vấn đề đối với người Việt Nam ở Đức, vì phần lớn người Việt Nam hành nghề tự lập, thường chỉ đóng bảo hiểm y tế mà không đóng bảo hiểm hưu trí, hoặc đóng rất ít nên lương hưu sẽ rất thấp. Nếu những người này không có đủ tiền tiết kiệm dự trữ, họ sẽ phải xin tiền trợ cấp bảo đảm cơ bản lúc tuổi già (Grundsicherung), một dạng trợ cấp xã hội để đủ sống.

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan