Ý nghĩa ba màu đen đỏ vàng trên quốc kỳ Đức

Quốc kỳ Đức gồm ba dải ngang bằng hiển thị các màu quốc gia của Đức: đen, đỏ, vàng.

Thiết kế này được thông qua làm quốc kỳ của nước Đức hiện đại vào năm 1919, thời Cộng hòa Weimar.

 

Ý nghĩa ba màu đen đỏ vàng trên quốc kỳ Đức - 0

Cờ tam tài đen-đỏ-vàng xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19, và trở nên nổi bật trong các cuộc cách mạng năm 1848.

Quốc hội Frankfurt đoản mệnh đề xuất cờ tam tài làm quốc kỳ cho một quốc gia Đức thống nhất và dân chủ. Khi Cộng hòa Weimar hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cờ tam tài được chấp thuận làm quốc kỳ của chính thể này. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cờ tam tài được chỉ định làm quốc kỳ của cả Tây Đức và Đông Đức vào năm 1949.

Quốc kỳ của hai quốc gia đồng nhất cho đến năm 1959, khi mà thiết kế quốc huy Đông Đức được đưa vào trong quốc kỳ Đông Đức. Từ khi Đức tái thống nhất vào năm 1990, cờ tam tài đen-đỏ-vàng trở thành quốc kỳ của nước Đức thống nhất.

Sau Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Liên bang Bắc Đức do Phổ chi phối chấp thuận một cờ tam tài đen-trắng-đỏ làm quốc kỳ.

Thiết kế này sau đó trở thành quốc kỳ của Đế quốc Đức, chính thể này được hình thành sau Thống nhất nước Đức năm 1871, và được sử dụng cho đến năm 1918. Ba màu đen, trắng, và đỏ lại trở thành các màu quốc gia của Đức sau khi chính thể Đức Quốc xã hình thành vào năm 1933.

Các phương án phối màu đen-đỏ-vàng và đen-trắng-đỏ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Đức và có các ý nghĩa khác nhau.

Các màu của quốc kỳ hiện đại có liên kết với chế độ dân chủ cộng hòa được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, và đại diện cho tính thống nhất và tự do Đức: không chỉ là tự do của nước Đức, mà cũng là tự do cá nhân của nhân dân Đức.

Do ba hình chữ nhật bằng nhau nằm ngang song song màu đen, đỏ và vàng hợp thành. Về lai lịch của màu cờ thì có nhiều cách giải thích khác nhau.

Một thuyết cho rằng quốc kỳ của đế quốc La Mã cổ đại là lá cờ ba màu: đen, đỏ , vàng; khi đó các binh sĩ khoác áo hai mầu đỏ - vàng viền đen. Một thuyết khác cho rằng tượng các cuộc chiến tranh nông dân Đức ở thế kỷ XVI “Hội huynh đệ tân giáo” vùng Swabian nằm ở tây nam nước Đức, đã tiến hành khởi nghĩa.

Sau này nó trở thành biểu tượng của sự thống nhất nước Đức. Năm 1848, khi giai cấp tư sản tiến hành cuộc cách mạng dân chủ đã dùng lá cờ ba màu này làm quốc kỳ. Năm 1871, khi thành lập đế quốc Đức, Bismarck đã đổi màu quốc kỳ thành ba màu đỏ, trắng và đen.

Năm 1918 đế quốc Đức sụp đổ, nước cộng hòa Weimar đã khôi phục lá cờ ba màu đen, đỏ và vàng làm quốc kỳ. Năm 1933, Hitler lên cầm quyền, đế quốc đệ tam đã dùng biểu tượng chữ “thập ngoặc”, biểu tượng của đảng Nazi (quốc xã), làm quốc kỳ, năm 1945 bị bãi bỏ.

Tháng 9 năm 1949, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức được thành lập và vẫn sử dụng lá cờ ba màu đen, đỏ và vàng.

Nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức tồn tại trong giai đoạn 1949 - 1990 cũng sử dụng lá cờ ba màu, nhưng vào năm 1959 đã thêm hình cây búa, com-pa, bông lúa mạch, v.v.,.

Ngày 3 tháng 10 năm 1990, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức và nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức thống nhất và vẫn tiếp tục sử dụng quốc kỳ của nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Lá quốc kỳ ba màu được treo ở sân bay, khách sạn, yến hội và những nơi diễn ra các hoạt động khác. Bộ máy hình phủ Liên bang Đức và các sứ quán đóng tại nước ngoài treo quốc kỳ có hình chim ưng đen.

Quốc kỳ hình vuông ba màu có thể treo ở trên xe hơi.


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan