Thủ đô Berlin là thành phố của những cây cầu với 1.700 cái, nhiều hơn cả Venice của Italy (409 cây cầu).
Người Đức tin rằng mở cửa sổ đồng nghĩa với việc mang đến bệnh tật như cảm cúm hoặc đau nhức xương khớp. Vì thế người Đức thường đóng kín phòng thay vì mở cửa sổ đón gió.
Chính phủ Đức có bộ luật riêng về việc đặt tên cho trẻ em. Theo đó, tên của em bé phải thể hiện rõ giới tính, nếu không sẽ bị từ chối. Quá trình đệ đơn xin xét duyệt lần hai sẽ tốn nhiều thời gian, vì thế rất nhiều cha mẹ chọn đặt những cái tên truyền thống như con trai là Michael, còn con gái là Maria hoặc Sophie.
Tại Đức, trong những khoản tiền trợ cấp người khuyết tật nhận được có mục “quan hệ tình dục”. Vì thế, mại dâm ở Đức không những hợp pháp mà còn là một phần trong số những phúc lợi xã hội.
Các tài xế luôn phải kiểm tra tình trạng xăng trước khi đi lên đường cao tốc bởi dừng đột ngột do hết xăng là hành động phạm pháp. Người điều khiển có thể bị phạt tiền hoặc treo bằng 6 tháng. Đi bộ trên đường cao tốc cũng khiến du khách bị phạt 90 euro.
Thủ đô nước Đức đã trải qua 7 lần đổi tên: Aachen, Regensburg, Frankfurt-am-Main, Nuremberg, Berlin, Weimar, Bonn (Đông Berlin) và cuối cùng lại là Berlin kể từ năm 1990.
Theo báo cáo năm 2016 của OAG, công ty hàng đầu về cung cấp thông tin hàng không, Munich là sân bay đúng giờ thứ 2 thế giới, chỉ sau Tokyo, Nhật Bản.
Zoologischer Garten ở Berlin là vườn thú lớn nhất thế giới. Đức cũng tự hào là quốc gia có tới 400 vườn thú đã đăng ký, bao gồm công viên động vật hoang dã, viện hải dương học, khu dự trữ động thực vật, công viên các loài chim…
Đức có nhiều hoạt động văn hoá nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới với 6.200 bảo tàng, 820 nhà hát, 130 dàn nhạc chuyên nghiệp, 8.800 thư viện và hàng nghìn phòng triển lãm, trưng bày nghệ thuật trải dài ở các thành phố trên cả nước.
Đức là nước tiêu thụ bia lớn thứ hai châu Âu, chỉ sau Cộng hoà Czech. Hiện Đức có 1.200 nhà máy sản xuất bia với 5.000 nhãn hiệu khác nhau.
Theo Expatica
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC