Nora Newcombe, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Temple ở Philadelphia cho hay chúng ta không nhớ được những ký ức thủa sơ sinh là bởi cho đến khi 2-4 tuổi, vùng hải mã mới bắt đầu liên kết các mảnh ký ức lại với nhau.
Theo quan điểm của Giáo sự Newcombe, trước 2 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu làm quen với cách vận hành của thế giới và thu thập kiến thức ngữ nghĩa, lúc này trí nhớ phân đoạn quá phức tạp có thể gây xao lãng nên không cần thiết.
Tuy nhiên, một giả thuyết khác cho rằng chúng ta thực sự lưu giữ được những ký ức ban đầu này khi còn nhỏ nhưng khó nhớ lại chúng khi trưởng thành.
Một nghiên cứu năm 2023, được công bố trên Tạp chí Science Advances, cho thấy rằng những ký ức thời thơ ấu “bị lãng quên” có thể được phục hồi ở chuột trưởng thành bằng cách kích thích các đường dẫn thần kinh bằng ánh sáng.
Các nhà khoa học đã tạo ra những con chuột mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của chuột cái trong thời kỳ mang thai, do trước đây bệnh tự kỷ được cho là có liên quan đến việc hệ thống miễn dịch của người mẹ hoạt động quá mức khi mang thai.
Việc kích hoạt miễn dịch này đã giúp ngăn ngừa sự mất trí nhớ ban đầu ở chuột con bằng cách tác động đến kích thước và độ dẻo của các tế bào trí nhớ chuyên biệt trong não của chúng.
Khi những tế bào này được kích thích về mặt quang học ở chuột trưởng thành không mắc chứng tự kỷ, những ký ức bị lãng quên có thể được phục hồi.
Đồng tác giả nghiên cứu, Phó Giáo sư Tomás Ryan, cho biết mặc dù nghiên cứu này được thực hiện trên chuột và chưa được nghiên cứu ở người, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng hiểu biết về trí nhớ và sự lãng quên trong quá trình phát triển của trẻ, cũng như tính linh hoạt nhận thức tổng thể trong việc nghiên cứu bệnh tự kỷ”./.
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC